Áp lực của du lịch biển đảo

25/04/2023 21:41
Đọc bài báo này

Cung cấp bởi  

Logo vbee Image
0:00

Việc phát triển du lịch biển đảo quá mức có thể gây ra áp lực cho những điểm đến này. Lâu dài, điều này còn ảnh hưởng đến du khách và làm giảm sức hút cho những vùng biển, đảo.

Du lịch biển, đảo ở Việt Nam ngày càng nổi tiếng và thu hút nhiều du khách. Tuy nhiên, khi du lịch phát triển, điều cần thiết là phải xem xét tác động đối với môi trường và cộng đồng địa phương nhằm đảm bảo tính bền vững.

Thay đổi nhưng chưa đủ

Hiện, du lịch biển đảo Việt Nam đã có bước tiến đáng kể trong việc phát triển mảng du lịch này.

Ví dụ, Phú Quốc (Kiên Giang) đã cấm đồ nhựa dùng một lần. Thay vào đó, các nhà hàng và khách sạn chuyển sang sử dụng ống hút và hộp đựng có thể tái sử dụng.

Hòn đảo này cũng triển khai một hệ thống quản lý chất thải, được phân loại để tái chế và làm phân hữu cơ. Những sáng kiến này phần nào giảm lượng rác thải phát sinh trên đảo và thúc đẩy nhận thức về môi trường của du khách.

Du lịch biển đảo đòi hỏi một cách tiếp cận cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và bảo tồn môi trường.

TS Jackie Lei Tin Ong & TS Daisy Kanagasapapathy

Hay như ở Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu), một số khu vực được xác lập nhằm bảo tồn san hô, rùa biển và sự đa dạng của sinh vật biển. Các đảo nhỏ cũng đã thực hiện các hoạt động đánh bắt bền vững, hợp tác với ngư dân để giảm tác động đến hệ sinh thái địa phương.

Ngoài bảo tồn vẻ đẹp tự nhiên của quần đảo, những sáng kiến này còn góp phần hỗ trợ nền kinh tế địa phương.

du lich viet nam,  du lich bien dao,  bien dao viet nam,  phat trien du lich,  du lich ben vung anh 5
Việt Nam nổi tiếng với những bãi biển hoang sơ. Ảnh: Foodaholic.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều việc phải làm để giải quyết nhu cầu ngày càng tăng về du lịch biển đảo của Việt Nam bởi các hòn đảo này đang đứng trước tình trạng quá tải.

Cụ thể, vào mùa du lịch cao điểm, các điểm đến nổi tiếng như Phú Quốc, Vũng Tàu, Nha Trang... luôn đông đúc, gây ra tác động tiêu cực đến môi trường.

Đồng thời, những điểm du lịch này còn cần giải quyết vấn đề về chất lượng cơ sở lưu trú, phương tiện đi lại và tình trạng thiếu các tiện nghi cơ bản ở một số đảo.

Cuối cùng, các điểm du lịch đảo ở Việt Nam chỉ mới mang đến cho du khách những hoạt động vui chơi ngoài trời, nghỉ ngơi và thư giãn. Trong khi đó, các điểm đến khác còn mang lại nhiều trải nghiệm văn hóa thú vị.

Điều này có thể hạn chế sự hấp dẫn đối với một số du khách muốn tìm hiểu về lịch sử và truyền thống địa phương.

Cần chiến lược bền vững

Việt Nam cần tiếp tục phát triển và bảo tồn thiên nhiên bản địa bởi du lịch biển đảo đòi hỏi một cách tiếp cận cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và bảo tồn môi trường.

Chiến lược đầu tiên có thể áp dụng là thực hiện Mục tiêu Phát triển bền vững số 14. Mục tiêu này nhằm bảo tồn và sử dụng bền vững đại dương, biển và các nguồn tài nguyên biển vì mục tiêu phát triển bền vững.

Là một quốc gia ven biển, Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong việc đạt được mục tiêu này. Giáo dục và nâng cao nhận thức là yếu tố sống còn để đạt được Mục tiêu Phát triển bền vững số 14 đối với ngành du lịch Việt Nam.

Một số giải pháp có thể kể đến như nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo tồn đại dương và tính bền vững, hỗ trợ các chương trình giáo dục cho những chuyên gia ngành du lịch, cộng đồng địa phương và khách du lịch về các hoạt động bền vững.

Song, để đảm bảo được tính bền vững, các điểm đến cũng cần khuyến khích du lịch có trách nhiệm. Điều này có thể liên quan đến việc giáo dục du khách về môi trường và văn hóa địa phương, cũng như thúc đẩy cư xử có trách nhiệm như không xả rác, hỗ trợ các nỗ lực bảo tồn của địa phương và bảo vệ động vật hoang dã.

Ngoài ra, việc phát triển kết cấu hạ tầng như khách sạn, khu nghỉ dưỡng và hệ thống giao thông... theo hướng bền vững cũng là điều cần thiết cho sự phát triển của ngành du lịch biển đảo.

du lich viet nam,  du lich bien dao,  bien dao viet nam,  phat trien du lich,  du lich ben vung anh 6
Việc phát triển cơ sở hạ tầng cũng cần được chú ý ở các điểm du lịch biển, đảo. Ảnh: Xuân Hoát.

Tuy nhiên, sự phát triển này nên được thực hiện một cách có trách nhiệm và cân nhắc đến môi trường địa phương. Ví dụ, nên áp dụng các quy định về xây dựng để hạn chế chiều cao, diện tích của các tòa nhà và đầu tư vào vật liệu xây dựng để giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.

Các vùng biển, đảo còn cần có hệ thống quản lý và giám sát du lịch. Giảm nhẹ tình trạng đông đúc tại các điểm du lịch bằng cách marketing du lịch trái mùa, phát triển các sản phẩm du lịch mới nhằm giới thiệu những điểm đến ít nổi tiếng hơn và khuyến khích du khách tham gia vào các hoạt động thân thiện với môi trường.

Cuối cùng, để các điểm đến được phát triển bền vững có thể thông qua việc thúc đẩy các hoạt động đánh bắt hải sản bền vững để bảo vệ tài nguyên biển, trong khi hỗ trợ sinh kế cho cộng đồng địa phương.

Cụ thể, hoạt động này có thể bao gồm: thúc đẩy các hoạt động nuôi trồng thủy sản bền vững và cải thiện việc quản lý nguồn lợi thủy sản, hứa hẹn mang lại trải nghiệm ẩm thực độc đáo cho khách du lịch.

Bằng cách thực hiện các hoạt động du lịch bền vững, Việt Nam có thể tiếp tục phát triển ngành du lịch biển đảo một cách bền vững, có trách nhiệm và mang lại lợi ích cho cả du khách và môi trường.

Thông qua việc hợp tác và phối hợp chặt chẽ giữa các bên liên quan trong ngành du lịch biển đảo, Việt Nam có thể tạo ra một ngành du lịch bền vững, có trách nhiệm, mang lại lợi ích cho du khách và cộng đồng địa phương một cách lâu dài.

Bài liên quan
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Áp lực của du lịch biển đảo
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO