Măng
Măng là thực phẩm ít béo, ít đường, nhiều chất xơ, có tác dụng thúc đẩy nhu động ruột, giúp tiêu hóa, loại bỏ thức ăn tích tụ, ngăn ngừa táo bón, ngăn ngừa ung thư đại trực tràng. Măng chứa rất ít tinh bột nên trở thành lựa chọn tốt cho việc giảm cân.
Tuy nhiên, với những người tiêu hoá kém, đau dạ dày, sử dụng thuốc aspirin thường xuyên, bệnh gút... nên hạn chế ăn măng vì có thể gây bất lợi cho sức khoẻ.
Cần tây
Nếu thiếu vitamin B2 dễ gây mệt mỏi, loét miệng. Cần tây rất giàu chất xơ thô, kali, niacin, vitamin B2 và các thành phần khác. Thời tiết mùa nóng nực làm mất lượng nước dễ gây mất cân bằng natri và kali. Cần tây có thể giúp giảm táo bón và điều chỉnh cân bằng natri và kali.
Vitamin trong cần tây có tác động đến da, hệ thần kinh, kích thích thèm ăn. Lá cần tây chứa nhiều chất dinh dưỡng nên chúng ta có thể làm nước ép hoặc chần qua để ăn sẽ tốt cho việc đào thải mỡ, giảm cân.
Bắp cải
Bắp cải chứa hàm lượng chất xơ và vitamin A cao. Ăn nhiều bắp cải có thể bảo vệ mắt và cải thiện làn da. Tuy nhiên, chúng ta không nên ăn bắp cải đã được bảo quản quá lâu vì mất quá nhiều chất dinh dưỡng. Người bị loét dạ dày tá tràng không nên ăn bắp cải sống để tránh chất xơ thô gây kích ứng vết thương đường tiêu hóa.
Dưa chuột
Dưa chuột giàu chất dinh dưỡng, chất xơ, chứa vitamin C, vitamin nhóm B và nhiều khoáng chất vi lượng, ít calo. Dưa chuột rất giàu chất dinh dưỡng và nên ăn sống. Tuy nhiên, để tránh tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, tốt nhất chúng ta nên ngâm dưa chuột trong nước muối từ 15 đến 20 phút trước khi ăn sống.
Khi ngâm dưa chuột trong nước muối cần giữ dưa nguyên vẹn, không cắt đầuđể tránh mất chất dinh dưỡng trên bề mặt vết cắt.
Cà tímCà tím chứa chất xơ, selenium cao hơn các loại rau khác. Selenium có tác dụng chống ôxy hóa, có thể duy trì chức năng bình thường của tế bào con người, có tác dụng ngăn ngừa bệnh tật và chống lão hóa. Đồng thời, cà tím có tác dụng chống ung thư thông qua quá trình trao đổi chất trong cơ thể.