Chuối
Chuối là một thực phẩm tốt cho sức khoẻ vì chứa rất ít natri nhưng lại rất giàu kali. Kali có thể ức chế hiệu quả sự kết tủa của axit uric và giúp cơ thể đào thải axit uric ra khỏi cơ thể.
Ngoài ra, chuối còn rất ít calo nên rất thích hợp cho người béo phì, người mắc bệnh gút, chúng ta nên ăn 1 - 2 quả chuối/ngày.
Dưa hấu
Dưa hấu có hàm lượng kali cao và không chứa purine. Dưa hấu cũng chứa nhiều nước, giúp tăng cường lá lách và thúc đẩy lợi tiểu. Bệnh nhân có nồng độ axit uric trong máu cao có thể ăn một ít dưa hấu để bổ sung nước và đào thải axit uric nhanh.
Sầu riêng
Sầu riêng được mệnh danh là nữ hoàng của các loại trái cây, người bệnh gút ăn một ít sầu riêng cũng rất tốt. Sầu riêng rất giàu kali và vitamin C.
Kali có thể ức chế hiệu quả sự kết tủa của axit uric, trong khi vitamin C giúp hòa tan các tinh thể axit uric kết tủa và đào thải axit uric ra khỏi cơ thể một cách kịp thời.
Tuy nhiên, sầu riêng có hàm lượng đường và calo cao nên chúng ta không nên ăn quá nhiều, tốt nhất là không quá 100 gram/ngày.
Táo
Táo là loại thực phẩm có tính kiềm cao, chứa kali. Táo có thể nhanh chóng trung hòa các chất axit dư thừa trong cơ thể (bao gồm các chất axit được tạo ra từ quá trình trao đổi chất khi tập thể dục và các chất chuyển hóa có tính axit trong cơ thể), giúp axit uric đào thải ra ngoài.