Nhiều người mẹ than phiền con mình ăn nhiều, chăm vận động nhưng chẳng cao lên bao nhiêu, mỗi năm chỉ có vài cm, rất đáng lo ngại. Nếu trẻ chỉ cao thêm 4cm mỗi năm, đây là một dấu hiệu cảnh báo trẻ đang bị chậm tăng chiều cao. Trung bình mỗi năm trẻ em cần cao ít nhất 5cm mới đạt tiêu chuẩn.
Có rất nhiều nguyên nhân kìm hãm chiều cao ở trẻ, một trong số đó chính là việc ăn uống sai cách. Một số loại thực phẩm trẻ thích ăn tuy rất hấp dẫn, ngon miệng nhưng lại ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của xương.
Nguyên tắc tăng chiều cao
Hormone tăng trưởng được tiết ra từ tuyến yên, sau đó được máu vận chuyển tới gan, kích thích gan sản xuất interferon tăng trưởng, từ đó thúc đẩy quá trình sụn xương phát triển, khiến cho xương dài ra, cuối cùng là chiều cao của trẻ tăng lên.
Điều này có nghĩa là trẻ cần phải có đủ hormone tăng trưởng thì sụn xương mới hình thành, xương dài ra, trẻ mới cao lớn được.
Vì thế, muốn trẻ cao lớn, cha mẹ cần phải tạo môi trường thuận lợi để cơ thể tiết ra đủ hormone tăng trưởng, nhất là ở tuổi dậy thì. Ngoài bổ sung đủ canxi, tăng cường hoạt động ngoài trời, ăn đủ chất, trẻ cần phải hạn chế một số loại thực phẩm kìm hãm xương phát triển.
3 món ăn kìm hãm xương phát triển
1. Nước ngọt
Đồ uống như nước ngọt có ga, trà sữa, soda các loại… đều chứa nhiều đường. Tuy nó có hương vị rất ngon, hầu hết trẻ em đều thích, nếu thỉnh thoảng uống sẽ không sao nhưng về lâu dài đường sau khi vào cơ thể sẽ chuyển thành chất béo, quá trình trao đổi chất chậm lại, ức chế sự tiết ra của hormone tăng trưởng.
Quá trình tiết ra hormone tăng trưởng của đầu sụn xương cần nhiều loại vitamin và khoáng chất hỗ trợ. Trong khi đó, nước ngọt lại chứa nhiều natri cacbonat, làm tiêu hao những dưỡng chất này trong cơ thể, cản trở sự hấp thu canxi, ảnh hưởng tới sự phát triển của xương.
2. Đồ chiên rán
Đồ chiên rán bao gồm gà rán, khoai tây chiên, hamburger, cá viên chiên… Không chỉ trẻ em mà cả người lớn cũng đều mê những loại thức ăn nhanh này.
Trẻ em ăn thực phẩm giàu calo sẽ dẫn tới việc cơ thể tích tụ nhiều chất béo dư thừa, gây dậy thì sớm. Khi xương của trẻ phát triển quá nhanh trong thời gian ngắn, chu kỳ tăng trưởng sẽ bị rút ngắn lại, sau đó chiều cao ngừng phát triển.
3. Thực phẩm đóng hộp
Mì ăn liền, giăm bông, xúc xích, đồ hộp… được một số cha mẹ chọn làm bữa sáng cho con mình vì nó rất tiện lợi. Pha 1 gói mì tôm, thêm một cây xúc xích là đã có ngay một bữa sáng nhanh gọn cho trẻ.
Tuy nhiên, đồ ăn liền kiểu này có hàm lượng calo cao, ít chất dinh dưỡng, chứa nhiều phốt pho, muối, cản trở sự hấp thu canxi. Cha mẹ nên hạn chế cho trẻ ăn nếu không trẻ sẽ bị suy dinh dưỡng và thấp còi.
Bí quyết tăng chiều cao cho trẻ
Có 2 giai đoạn trẻ tăng trưởng chiều cao nhanh nhất: Trước 3 tuổi và tuổi vị thành niên.
Trẻ sơ sinh có thể cao 25cm trong năm đầu đời và 10-12cm trong năm thứ 2. Ở tuổi dậy thì, hầu hết trẻ có thể cao trung bình 8cm mỗi năm, cá biệt có những trẻ cao thêm 10-12cm.
Vì vậy, nếu muốn con gái cao 165cm và con trai cao 180cm, cha mẹ cần lập ra một chế độ ăn uống khoa học, thường xuyên đo chiều cao, chú ý tới tốc độ tăng trưởng và cân nặng của con mình, cố gắng ăn càng ít càng tốt 3 loại thực phẩm kể trên.
Nếu chiều cao của trẻ trong nửa năm tăng dưới 3cm, cha mẹ nên tới bác sĩ để tìm ra nguyên nhân, nhằm tránh bỏ lỡ thời điểm "vàng" để phát triển chiều cao cho con mình.
Nếu cân nặng của trẻ vượt quá 10kg mỗi năm cũng cần chú ý, bởi khi cân nặng tăng nhanh thì tuổi xương cũng sẽ quá lớn, trẻ sẽ ngừng tăng chiều cao.
Theo Phụ nữ Việt Nam