Củ cải
Củ cải là loại rau được trồng vào mùa thu và thu hoạch vào đầu mùa đông. Ăn chính vụ sẽ không sợ phun thuốc trừ sâu. Hơn nữa, củ cải là loại rau củ mọc dưới lòng đất nên không có côn trùng gây hại dù trên lá có côn trùng cũng không ảnh hưởng nhiều. Hơn nữa, vị của củ cải cay không hấp dẫn côn trùng.
Đây là một loại củ còn được biết đến như "nhân sâm mùa đông" giúp ngăn ngừa ung thư, tăng cường hệ thống miễn dịch, giảm viêm, hỗ trợ giảm cân…
Củ sen
Củ sen là phần thân rễ ăn được của cây sen (Nelumbo nucifera).
Củ sen ngọt nhẹ được ví như hạt dẻ nước với hương vị hấp dẫn và kết cấu tương tự như khoai tây. Do có độ giòn hấp dẫn khi được nấu chín, nên củ sen được ứng dụng đa dạng trong nấu ăn như xào, luộc, hấp, chiên giòn, hầm canh.
Ngoài ra, loại thực phẩm này cũng được sử dụng để làm tinh bột củ sen, hoặc thái lát được sấy khô để làm thuốc trong y học cổ truyền (liên ngẫu). Chính vì vậy, củ sen được biết đến không chỉ là một loại thực phẩm mà còn có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe.
Củ sen được trồng trong nước, chủ yếu bằng cách hút chất dinh dưỡng từ bùn. Môi trường trồng sen không cần dùng thuốc trừ sâu.
Tục ngữ có câu "Hoa sen là báu vật", mùa thu đông là mùa nên ăn củ sen. Do đó, củ sen rất an toàn và thích hợp cho người già và trẻ em vào mùa hè và mùa thu.
Loại củ này không chỉ ăn sống mà còn có thể chế biến thành nhiều món ngon. Tuy nhiên, củ sen 7 lỗ và 9 lỗ có sự khác biệt. Tùy vào mục đích mà lựa chọn nhằm tận dụng tối đa lợi ích.
Thông thường, củ sen thường có 7 lỗ hoặc 9 lỗ khiến nhiều người băn khoăn không biết nên chọn loại nào. Theo những người trồng sen nhiều năm, củ sen 7 lỗ và 9 lỗ có sự khác biệt đáng kể. Tùy vào mục đích sử dụng mà lựa chọn loại phù hợp. Cụ thể, củ sen 7 lỗ nhìn bề ngoài có màu vàng nâu, ngắn, mập mạp. Ăn sống củ sen 7 lỗ sẽ có vị đắng chát do loại này có hàm lượng tinh bột cao, ít nước. Còn trong khi đó, củ sen 9 lỗ có vỏ ngoài màu trắng bạc, vỏ mịn màng, thuôn dài. Khi ăn có vị giòn ngọt nên rất thích hợp cho các món salad, xào.
Một mẹo hay đi chợ mà các bà nội trợ nên bỏ túi đó là chọn củ sen có những đốt to, ngắn. Củ sen như vậy vừa đủ độ chín vừa có hương vị thơm ngon. Chọn củ nguyên vẹn, không bị dập úng. Nếu củ sen không còn nguyên, tuyệt đối không nên mua bởi rất dễ chứa kí sinh trùng, vi khuẩn bên trong.
Kiểm tra xem có bùn ẩm dính ngoài vỏ hay không. Nếu không có bùn, điều này đồng nghĩa với việc sen đã được xử lý qua, khó có thể bảo quản lâu. Ngược lại, củ sen dính bùn ướt trên vỏ có thể giữ tươi được 1 tuần.
Món ngon từ củ sen thơm ngon bổ dưỡng. Ảnh minh họa.
Nói về tác dụng của củ sen TS. Lương Y Phùng Tuấn Giang, Chủ tịch Viện nghiên cứu phát triển Y dược cổ truyền Việt Nam chia sẻ với Đại Biểu Nhân Dân như sau:
- Làm đẹp: Củ sen là một nguồn vitamin C tuyệt vời. Nhờ hàm lượng chất chống oxy hóa, vitamin C mà củ sen có lợi cho sức khỏe làn da thông qua một số cơ chế khác nhau. Da được cung cấp vitamin C sẽ giúp thúc đẩy quá trình tổng hợp collagen, bảo vệ da chống lại các tổn thương do các gốc tự do và tia cực tím gây ra, đồng thời giúp đảo ngược các dấu hiệu lão hóa. Vitamin C cũng giúp làm giảm các dấu hiệu tăng sắc tố, như các mảng sẫm màu (nám) và sự đổi màu của da.
- Tốt cho não bộ: Củ sen được coi là thực phẩm chứa nhiều nguyên tố vi lượng đồng. Đồng không chỉ giúp thúc đẩy mức năng lượng, củng cố xương và hỗ trợ quá trình trao đổi chất mà còn giúp tăng cường sức khỏe não bộ bằng cách kích hoạt chức năng của các đường dẫn thần kinh. Nghiên cứu cho thấy rằng sự thiếu hụt đồng có thể liên quan đến sự khởi đầu của các bệnh thoái hóa thần kinh như Alzheimer. Để giúp ngăn ngừa suy giảm nhận thức, sử dụng củ sen sẽ kích thích hoạt động trí óc.
- Cải thiện sức khỏe tim mạch: Củ sen rất giàu chất dinh dưỡng và chất xơ, giúp tăng cường sức khỏe tim mạch. Nghiên cứu cho thấy rằng, có mối liên hệ nghịch giữa việc ăn thực phẩm giàu chất xơ không hòa tan với huyết áp và mức cholesterol. Ngoài ra, củ sen cũng là một nguồn cung cấp kali dồi dào. Kali chịu trách nhiệm đảm bảo nhịp tim khỏe mạnh. Những người có lượng kali thấp có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn, đặc biệt là bị đột quỵ.
- Tăng cường miễn dịch: Củ sen cung cấp nguồn vitamin C dồi dào, có tác dụng như một chất chống oxy hóa trong cơ thể, giúp tăng cường hệ miễn dịch.
- Tăng năng lượng: Ăn củ sen thường xuyên rất tốt cho sức khỏe. Đặc biệt củ sen làm tăng lượng sắt trong cơ thể. Sắt hỗ trợ năng lượng liên tục bằng cách cho phép oxy đến các tế bào của cơ thể. Khi bị thiếu sắt, chúng ta thường cảm thấy mệt mỏi, uể oải và khó tập trung. Ăn thực phẩm giàu chất sắt giúp tăng lượng oxy trong tế bào và cơ bắp, thúc đẩy quá trình tiêu hóa protein và hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn.
- Giàu dinh dưỡng: 100g củ sen tươi chứa 79,1g nước và 74 kcal năng lượng. Các chất dinh dưỡng thiết yếu khác như canxi, sắt, magie, natri, kẽm, protein. Đặc biệt, hàm lượng vitamin C và chất xơ trong chúng rất có lợi cho những người thể trạng yếu, bệnh gan, táo bón và tiểu đường.
Cách rửa rau củ quả an toàn cho sức khỏe
Các chuyên gia y tế khuyến cáo, nếu không rửa rau, củ, quả đúng cách, thì thực phẩm vẫn chứa nhiều vi khuẩn gây hại.
Những củ quả có vỏ dày, chúng ta có thể dùng bàn chải đánh răng để loại bỏ đất cát và vi khuẩn bám vào.
Để bảo vệ sức khỏe rửa sạch rau củ quả là cách tốt nhất để giảm bớt nguy cơ nhiễm bệnh lây truyền qua đường ăn uống.
Trước khi ăn cách tốt nhất để gìn giữ sức khỏe là rửa rau củ quả an toàn:
- Nên rửa sạch tay với xà phòng và nước ấm trước và sau khi chuẩn bị nấu ăn.
- Thường xuyên làm sạch bề mặt bếp, thớt, dao sau khi gọt vỏ và trước khi cắt thái rau củ quả bằng nước ấm và xà phòng.
- Tuyệt đối không rửa rau củ quả bằng xà phòng hay chất tẩy rửa. Dùng nước sạch và có thể uống để rửa.
- Với một số loại củ quả có vỏ dày, có thể dùng bàn chải đánh răng để loại bỏ những đất cát và vi khuẩn bám vào.
- Với những rau củ quả có nhiều ngách như súp lơ, rau diếp… nên ngâm chúng trong nước mát, sạch từ 1-2 phút.
- Riêng với một số loại rau, quả vỏ mỏng dễ nát thì không nên ngâm trong nước, cho chúng vào một cái rổ hoặc rá rồi tưới nước sạch lên.
- Khi đã rửa rau củ quả sạch, bạn có thể dùng khăn giấy sạch lau khô rau củ quả, điều này vừa giúp loại bỏ tối đa vi khuẩn trên thực phẩm vừa giúp rau củ quả đỡ nát.
Theo Người đưa tin