Máu là nguồn năng lượng của sự sống, không chỉ giúp cơ thể con người vận chuyển chất dinh dưỡng và oxy mà còn vận chuyển chất thải ra khỏi cơ thể. Một khi mạch máu bị tắc nghẽn, có thể gây xơ vữa động mạch, có thể liên quan đến bệnh tim mạch vành, nhồi máu cơ tim, đột quỵ...
Tắc nghẽn mạch máu là tình trạng rất phổ biến trong cuộc sống. Trước đây mọi người luôn nghĩ rằng tắc nghẽn mạch máu sẽ chỉ xảy ra ở những người trung niên và cao tuổi, tuy nhiên ngày càng nhiều số liệu cho thấy những người trẻ dưới 30 tuổi cũng bị tắc nghẽn mạch máu.
Tắc nghẽn mạch máu là tình trạng rất phổ biến trong cuộc sống.
Ngay khi phát hiện ra dấu hiệu tắc nghẽn mạch máu, cần nắm bắt thời gian để điều chỉnh, tránh nguy hiểm đến tính mạng.
Khi mạch máu bị tắc nghẽn sẽ có dấu hiệu bất thường sau đây ở 2 bộ phận: Đầu và chân.
Dấu hiệu tắc nghẽn mạch máu xuất hiện ở đầu
1. Đau đầu, chóng mặt
Nếu mạch máu não bị tắc nghẽn có thể ảnh hưởng đến quá trình cung cấp máu đến các mô não. Khiến não rơi vào tình trạng thiếu máu cục bộ, thiếu oxy dẫn đến suy giảm các chức năng, gây đau đầu và chóng mặt. Khiến người bệnh không đứng vững, có thể ngã và bất tỉnh, trường hợp này vô cùng nghiêm trọng.
Nếu mạch máu não bị tắc nghẽn có thể ảnh hưởng đến quá trình cung cấp máu đến các mô não.
2. Ngáp thường xuyên
Khảo sát cho thấy hầu hết những bệnh nhân bị nhồi máu não đột ngột do tắc nghẽn mạch máu đều có triệu chứng ngáp thường xuyên trước khi phát bệnh một tuần. Lý do là bởi, khi mạch máu bị tắc nghẽn ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển máu và oxy, khi lượng máu cung cấp lên não không đủ người bệnh sẽ thường xuyên ngáp.
Dấu hiệu tắc nghẽn mạch máu xuất hiện ở chân
1. Tê chân
Chân ở xa tim, khi mạch máu bị tắc nghẽn không cung cấp được chất dinh dưỡng đến chân, chân sẽ bị tê, đặc biệt khi tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn, thậm chí có thể bị tụ máu ở chi dưới, ứ nước, phù nề chi dưới.
2. Đau mỏi chân
Khi mạch máu bị tắc nghẽn, quá trình lưu thông máu ở chân sẽ không được thông suốt, khiến cho người bệnh cảm thấy đau mỏi chân di chuyển. Ngồi nghỉ thì cơn đau sẽ thuyên giảm nhưng khi đi thì cơn đau lại quay trở lại.
Khi mạch máu bị tắc nghẽn, quá trình lưu thông máu ở chân sẽ không được thông suốt.
Tình trạng này được gọi là tình trạng đau không liên tục, nếu không được điều trị kịp thời có thể chuyển thành cơn đau dai dẳng về sau.
Cần làm gì khi bị tắc nghẽn mạch máu?
1. Điều chỉnh chế độ ăn uống
Có thể nói, nguyên nhân khiến nhiều người bị tắc nghẽn mạch máu liên quan nhiều đến chế độ ăn uống không hợp lý. Muốn cải thiện tình trạng này thì trong khẩu phần ăn nên giảm tải thức ăn có hàm lượng calo cao, nhiều chất béo, cholesterol như thịt mỡ, đồ chiên rán.
Ăn nhiều rau và trái cây vì chúng rất giàu chất xơ và axit béo không bão hòa, có thể loại bỏ cholesterol trong máu.
Ngoài ra nên uống nhiều nước sẽ giúp thúc đẩy tuần hoàn máu và cải thiện độ nhớt của máu.
2. Tăng cường tập thể dục
Tập thể dục có thể tăng tốc độ lưu thông máu, cải thiện chức năng tim phổi, tăng lượng máu và cải thiện các triệu chứng tắc nghẽn mạch máu.
Tập thể dục có thể tăng tốc độ lưu thông máu, cải thiện chức năng tim phổi.
Người bệnh có thể lựa chọn các bài tập thể dục như bơi lội, chạy bộ. Để đạt được hiệu quả phải kiên trì trong thời gian dài, không nên bỏ cuộc dễ dàng.
3. Đi khám sức khỏe
Nếu tình trạng tắc nghẽn mạch nghiêm trọng hơn, ngoài việc điều chỉnh lối sống bạn cũng cần đến gặp bác sĩ để cải thiện các triệu chứng. Bác sĩ sẽ thăm khám và kê đơn thuốc phù hợp.