Người xưa dặn: '4 cây vào nhà, Tổ tiên phù hộ, 3 cây chặt bỏ tai họa cận kề'
Không gian sống - Ngày đăng : 16:45, 17/05/2024
Vậy theo người xưa, những loại cây nào nên trồng trong nhà, cây cảnh nào không nên chặt?
Người xưa rất chú trọng việc trồng cây trong nhà. Theo đó, những cây không nên trồng trong nhà như cây liễu, cây dâu, cây dương...
Hay trồng cây lựu trước cửa con cháu đầy đàn, trồng bạch quả trong nhà gia đình trù phú thịnh vượng. Người xưa cũng khuyên trồng cây hồng trước cửa phú quý tự nhiên đến...
Người xưa rất chú trọng việc trồng cây trong nhà. Ảnh minh họa Toutiao
Đặc biệt, những gia đình giàu có, có sân lớn luôn lựa chọn kỹ càng những cây hoa, cây bóng mát trồng trong sân nhà.
Cây trong nhà không chỉ làm đẹp mà còn có ý nghĩa phong thủy tốt lành, hướng tới cuộc sống thịnh vượng, tài lộc dư dả, sức khỏe và may mắn.
Theo người xưa, có 4 cây cảnh nên trồng trong nhà để mang lại tài lộc, phú quý, đồng thời 1 số cây già gần nhà nhất định không được chặt kẻo rước phải xui xẻo.
Người xưa khuyên nên trồng 4 cây trong nhà để chiêu may, hút lộc
1. Cây ô du
Cây ô du còn được gọi là cây sòi, ô cửu, ô thụ quả, thác tử thụ, mộc tử thụ, cửu tử thụ, có tên tiếng Anh là Chinese Tallow, tên khoa học là Sapium sebiferum, là cây rụng lá thuộc họ Euphorbiaceae.
Ảnh minh họa Toutiao
Loài cây này có sự kết hợp đầy màu sắc của màu xanh lá cây rực rỡ, màu đỏ mạnh mẽ, màu vàng ấm áp và màu tím huyền bí khiến người ta không thể rời mắt.
Sau vài cơn mưa mùa thu, vỏ hạt của cây ô du tách ra, để lộ quả nang màu trắng, chờ đợi chim đến giúp chúng rải hạt.
Loài cây này dưới ánh mặt trời dường như có một loại sức mạnh ma thuật nào đó, cành và lá của nó có nhiều màu sắc, vươn tới bầu trời xanh và vươn sâu vào lòng đất, nâng đỡ mùa thu rực rỡ và đầy màu sắc.
Ảnh minh họa Toutiao
Màu sắc tươi sáng kết hợp với những cành cong khiến nó trông giống như một nhóm các cô gái đang khiêu vũ trong bộ quần áo lộng lẫy, lãng mạn và thanh lịch. Không có gì ngạc nhiên khi các nhà thiết kế sân vườn lại thích loài cây ô du này.
Ý nghĩa và biểu tượng của cây ô du là sự ăn mừng, chia tay, sức sống và niềm khao khát. Vào mùa thu, lá cây sẽ chuyển sang màu đỏ và rực rỡ.
Cảnh tượng màu đỏ này mang đến cho con người một cảm giác lễ hội. Vào mùa xuân cây cối xanh tốt, tràn đầy sức sống, mang lại cho con người cảm giác tích cực mạnh mẽ.
Người xưa thường trồng cây ô du rước nhà hoặc trong sân để tượng trưng cho sự thịnh vượng, hòa thuận trong gia đình. Ảnh minh họa Toutiao
Trong phong thủy, loài cây này có nghĩa là may mắn, giàu có, hạnh phúc và trường thọ. Nó cũng là loài cây có ý nghĩa chở người, gia tăng tài lộc, xua đuổi tà ma và bệnh tật, đồng thời gia tăng hạnh phúc và phúc lành cho gia đình.
Người xưa thường trồng cây ô du rước nhà hoặc trong sân để tượng trưng cho sự thịnh vượng, hòa thuận trong gia đình.
2. Cây mưa vàng
Cây mưa vàng hay kim vũ có tên tiếng Anh cũng có nghĩa là "mưa vàng"" Golden rain tree, tên khoa học là Koelreuteria paniculata, thuộc họ Bồ hòn (Sapindales). Họ này có khoảng 140-150 chi và 1.400-2.000 loài.
Ảnh minh họa udenhout-trees
Đây là loài cây tươi đẹp 4 mùa. Vào mùa xuân, những chiếc lá mở ra với tông màu từ hồng nhạt đến tím, chuyển sang màu xanh tươi vào mùa hè và nhạt dần sang màu vàng vào mùa thu. Người ta cho rằng lá non và chồi non có thể ăn được.
Mùa hè cây nhuộm vàng với sắc hoa rực rỡ như "mưa vàng" vào đầu mùa hè và vào mùa thu, cây kết trái lãng mạn với những quả hình bong bóng bằng giấy trông giống như những chiếc đèn lồng.
Dưới gốc cây lớn, ánh nắng vỡ vụn rải rác khắp nơi, những chùm quả mưa vàng như những chiếc đèn lồng nhỏ lúc đầu chuyển sang màu xanh, rồi trắng, vàng, hồng rồi đỏ tím... rất đẹp đẽ, lễ hội và gợi về tài lộc, thịnh vượng.
Người xưa cho rằng loài cây này mang lại may mắn, thịnh vượng. Ảnh minh họa Toutiao
Những bông hoa rất hấp dẫn đối với ong, được cho là có tác dụng nhãn khoa và có thể dùng để điều trị viêm kết mạc, đồng thời cũng có thể được xử lý để thu được thuốc nhuộm màu vàng.
Thuốc nhuộm màu đen có thể thu được từ lá. Hạt có thể ăn được khi rang và có thể được sử dụng làm hạt làm đồ trang sức.
Với sắc màu rực rỡ và sự biến đổi sinh động, loài cây này tượng trưng cho một cuộc sống huy hoàng. Trong phong thủy, như tên gọi "mưa vàng", nó tượng trưng cho sự giàu có và thịnh vượng.
Người xưa cho rằng loài cây này mang lại may mắn, thịnh vượng. Vì vậy, người xưa thường trồng cây mưa vàng trồng cây ưa vàng trước cửa nhà để cầu may mắn.
Vì vậy, người xưa thường trồng cây mưa vàng trồng cây ưa vàng trước cửa nhà để cầu may mắn. Ảnh minh họa Toutiao
Ngoài ra, loài cây này còn tượng trưng cho lòng chung thuỷ, lòng hiếu thảo với cha mẹ, kính trọng người già và thương con. Người ta tin rằng trồng loài cây này trong nhà có thể dạy con cái hiếu thảo với cha mẹ và kính trọng người lớn tuổi.
3. Cây hoàng dương
Người xưa có nhiều câu nói nhấn mạnh về ý nghĩa phong thủy tốt lành của cây hoàng dương. Như: "Trong nhà có cây hoàng dương, trăm đời thịnh vượng"; "Một cây hoàng dương trong nhà giá trị vạn lạng vàng"...
Theo người xưa, hoàng dương đóng vai trò giữ nhà và tượng trưng cho sự may mắn. Ảnh minh họa Toutiao
Với ý nghĩa này, nhiều người thích trồng cây hoàng dương đặt ở sân hoặc phòng khách. Theo người xưa, hoàng dương đóng vai trò giữ nhà và tượng trưng cho sự may mắn.
Bởi vì nó phát triển chậm và thường xanh quanh năm nên còn được gọi là cây trường thọ. Ý nghĩa của hoàng dương là "trụ cột gia đình qua nhiều thế hệ".
Hoàng dương có vị trí đặc biệt quan trọng trong phong thủy và được coi là có chức năng giữ nhà, an gia trấn trạch và tăng cường sự giàu có cho gia đình.
Nhờ tính thanh lọc các khí độc, trong phong thủy, hoàng dương có thể hấp thụ năng lượng tiêu cực và bảo vệ ngôi nhà khỏi những linh hồn ma quỷ. Nó được coi là một lá bùa hộ mệnh mạnh mẽ mang lại hòa bình và may mắn cho gia chủ.
Vì vậy, người xưa khuyên nên trồng cây cảnh này trong nhà. Ảnh minh họa SH
Ngoài ra, cây cảnh này còn được cho là mang lại sự giàu có và thịnh vượng cho gia đình. Đặc tính phát triển chậm của nó được hiểu là biểu tượng của sự ổn định và trường tồn nên nó được sử dụng rộng rãi trong bố cục phong thủy, đặc biệt là trong các cơ sở thương mại và sân trong của những ngôi nhà giàu có.
Cây hoàng dương có sức sống bền bỉ, có thể phát triển tốt ngay cả trong môi trường khắc nghiệt. Điều đó có nghĩa là khi gặp khó khăn phải có tinh thần kiên cường, dũng cảm đương đầu, vượt qua khó khăn.
Nhiều người giàu có và những người đam mê cây cảnh sẽ giữ vài chậu gỗ hoàng dương ở nhà, có mùi thơm nhẹ và rất thanh lịch, có khả năng xua đuổi muỗi.
Vì vậy, người xưa khuyên nên trồng cây cảnh này trong nhà.
4. Cây phượng tím
Phượng tím (Jacaranda) có nghĩa là vẻ đẹp và sự thanh lịch, tượng trưng cho hy vọng và ước mơ, tượng trưng cho tình cảm và tình yêu, đồng thời cũng có thể mang lại hạnh phúc và niềm vui.
Ảnh minh họa Toutiao
Những bông hoa màu xanh tím và dáng cây cao lớn mang lại cho nó một hình ảnh thanh lịch, tượng trưng cho tinh thần phấn đấu không ngừng.
Cành và lá tươi tốt của nó tượng trưng cho vẻ đẹp của tình yêu và gia đình, đồng thời mang ý nghĩa biểu tượng của tình yêu.
Mỗi bông hoa phượng tím nhỏ nhắn và xinh đẹp, cánh hoa mềm mại và quyến rũ, hoa có hình dạng độc đáo giống như cả chùm chuông gió nhỏ treo trên cành cây, reo vui trong gió.
Ảnh minh họa primalderma
Khi hoa nở rộ, cả cây cảnh thấm đẫm một màu tím hoa cà, tím oải hương lại có vẻ xanh lam rực rỡ. Nhìn xa, màu hoa giống như sương, như khói lại như mây, tím biếc, xanh dịu dàng, bồng bềnh, mờ ảo và tao nhã.
Gió xuân lại thổi qua cây phượng tím, cánh hoa như mưa tím rơi rụng vô cùng lãng mạn. Những bông hoa hình chuông màu xanh tím giống như một lời chào tạm biệt mùa xuân và chào đón mùa hè.
Do đó, người xưa khuyên nên trồng phượng tím trong nhà. Ảnh minh họa Toutiao
Phượng tím còn được coi là cây may mắn và được cho là mang lại may mắn và giàu có. Đó là vì màu hoa phượng tím xứng với câu mà người xưa vẫn nói: "Tử khí Đông lai", nghĩa là "sắc tím từ phương Đông đến".
Đây là loại khí tốt lành, mang lại bình an và may mắn, là điềm báo may mắn sắp đến, có thể giúp đời bạn thuận buồm xuôi gió. Do đó, người xưa khuyên nên trồng phượng tím trong nhà.
3 cây người xưa khuyên không nên chặt bỏ
1. Cây hòe già
Cây hoa hòe có tên khoa học là Sophora Japonica L, là cây thân gỗ, có thể cao tối đa tận 15m khi trưởng thành.
Theo người xưa, một khi cây hòe già ở nhà bị đốn hạ, thế hệ tương lai sẽ không thể nhận được sự phù hộ của Tổ tiên, khiến tài vận của gia đình bị hao hụt. Ảnh minh họa Toutiao
Nụ hoa có màu vàng, khi nở chuyển thành màu trắng ngà, mùi thơm, vị hơi đắng và đây là một loại dược liệu quý, chữa được nhiều bệnh như chống viêm, cầm máu, mỡ máu, làm mát cơ thể,…
Cây cảnh này thường được trồng trước nhà để vừa lấy bóng mát vừa lấy hoa, vừa có thể giúp gia chủ gặp nhiều may mắn, tài lộc, dễ thăng quan tiến chức.
Sở dĩ như vậy vì thời xưa trước cửa triều đình thường được trồng 3 cây hòe, tượng trưng cho 3 chức quan lớn Tư mã – Tư đồ - Tư không. Do đó, hoa hòe được coi là biểu tượng của danh vọng, chức tước.
Không chỉ là đường công danh, tài vận mà cây cảnh này còn mang lại nhiều may mắn về sức khỏe, cầu mong con cái đến với mình. Đó là lý do tại sao người xưa cho rằng đốn hạ cây hòe già thì phước lành sẽ không còn nữa.
Một khi cây hòe già ở nhà bị đốn hạ, thế hệ tương lai sẽ không thể nhận được sự phù hộ của Tổ tiên, khiến tài vận của gia đình bị hao hụt.
2. Cây du già
Người xưa có câu: “Sau nhà có cây du, trăm quỷ không dám tới”, cho nên từ lâu nó đã được mệnh danh là cây trừ tà.
Trồng một cây cảnh trong nhà sẽ giúp xua đuổi tà khí, những điều không xui xẻo đến quấy nhiễu, đồng thời thu hút năng lượng dương, giúp gia đạo bình an, các thành viên hòa thuận, đoàn kết.
Người xưa có câu: “Sau nhà có cây du, trăm quỷ không dám tới”, cho nên từ lâu nó đã được mệnh danh là cây trừ tà. Ảnh minh họa Toutiao
Bên cạnh đó, chữ “du” và chữ “dư” trong tiếng Hán có phát âm giống nhau, chùm hoa lại có hình dáng như chuỗi tiền nên cây du cũng được coi là cây may mắn, “cây dư tiền” mang lại tài lộc, giàu có cho gia đình.
Hơn nữa cây cảnh này có tuổi thọ rất cao, theo ghi chép thì loại cây này sống lâu nhất đã hơn nghìn năm tuổi, nên trồng cây du trong nhà còn có ý nghĩa bảo vệ sức khỏe và kéo dài tuổi thọ cho người già.
Có cây cảnh này ở bên cạnh nhà không những có thể xua đuổi tà khí, tiêu trừ tai họa mà còn thu hút tài lộc, của cải, cầu mong sự trường thọ. Cho nên, người xưa dặn, tuyệt đối không được chặt hạ loại cây cảnh này.
3. Cây liễu già
Theo người xưa, liễu ủ rũ, mang dáng vẻ đau buồn, tang tóc, là loài cây xui xẻo. Nhà trồng liễu thì gia chủ gặp nhiều điều không may, hao tốn tiền của, làm bao nhiêu cũng đổ sông đổ bể.
Bên cạnh đó, theo quan niệm dân gian, cây liễu thuộc về phần âm vì thế là loại cây dẫn dụ âm khí đến ngôi nhà.
Cây liễu có ý nghĩa trong tín ngưỡng của người xưa, không dễ dàng chặt hạ. Do đó, người xưa khuyên mọi người không nên chặt hạ những cây liễu già. Ảnh minh họa Toutiao
Mọi người khuyên không nên trồng cây liễu trong nhà nhưng với những cây liễu già gần nhà lại mang tính tâm linh, có thể xua đuổi những điều xui xẻo, bảo vệ sự bình yên cho gia đình.
Ngay cả bình tẩy ngọc trong tay Quan Âm cũng chứa đầy cành liễu để cứu độ dân chúng. Vì vậy, đừng chặt những cây liễu gần nhà.
Cây liễu có ý nghĩa trong tín ngưỡng của người xưa, không dễ dàng chặt hạ. Do đó, người xưa khuyên mọi người không nên chặt hạ những cây liễu già.
Như vậy, trồng cây bóng mát trong nhà không đơn giản muốn trồng cây nào cũng được. Chúng ta cần lựa chọn những cây có ý nghĩa tốt để vượng khí cho gia đình, có khả năng chiêu tài, hút lộc.
Ngoài ra, những cây già ở trong nhà hay gần nhà cũng nên thận trọng khi chặt bỏ kẻo rước về những điều xui xẻo.
Theo Dân Việt