Trong cuộc sống, có những cuộc tình khiến người ta phải thốt lên rằng ngôn tình có thật. Chuyện của Chu Từ Thanh và Trần Trúc Ẩn cũng là một trong số đó.
Cô gái trốn tránh khi biết bạn trai có 6 con riêng
Chu Từ Thanh là nhà văn nổi tiếng Trung Quốc. Ông sớm có vợ từ một cuộc hôn nhân sắp đặt. Tuy nhiên tình cảm của hai vợ chồng rất tốt. Họ có với nhau 6 người con. Tuy nhiên, hơn chục năm sau khi kết hôn, vợ ông qua đời do bạo bệnh.
Chu Từ Thanh một nách nuôi 6 đứa con vất vả vô cùng. Trước đó khi vợ mất, vì đau đớn ông tuyên bố sẽ độc thân cả đời.
Tuy nhiên những người bạn thân không đành lòng chứng kiến cảnh này nên quyết tâm kiếm một người vợ cho ông.
Họ giới thiệu Trần Trúc Ẩn cho Chu Từ Thanh vào năm 1930. Trần Trúc Ẩn là người vô cùng mạnh mẽ và tự lập sớm. Bà cũng được đi học, có năng khiếu về văn chương nên ngay từ buổi gặp đầu tiên đã rất hợp với Chu Từ Thanh. Sau đó, bà còn chủ động gửi quà cho họ Chu. Điều này khiến Chu Từ Thanh rung động.
Gần 2 năm sau khi vợ qua đời, ông chẳng biết đến tình yêu là gì. Công việc, con cái chiếm hết thời gian. Bởi vậy, sự chủ động của cô gái trẻ khiến họ Chu cảm thấy được yêu một lần nữa.
Họ bắt đầu hẹn hò không lâu sau đó. Chu Từ Thanh bắt đầu mở rộng lòng mình hơn và trên thực tế, ông lại là nhân vật sa vào lưới tình say đắm, nhanh chóng hơn.
Hai bên đã có hàng chục bức thư tình gửi cho nhau. Cả hai mê mẩn văn chương, có khả năng viết lách tốt nên những lời thư lại càng đắm say, xúc động.
Chu Từ Thanh và Trần Trúc Ẩn.
Đến khi cả hai tính toán đến chuyện hôn nhân thì Trần Trúc Ẩn mới phát hiện bạn trai đang nuôi đến 6 đứa con cùng vợ cũ. Khi đó, bà thật sự sốc nên quyết định tránh mặt một thời gian. Khi đó bà còn quá trẻ, sợ hãi nếu kết hôn sẽ chẳng thể yêu thương và chăm lo được hết cho toàn bộ 6 đứa trẻ.
Chu Từ Thanh biết chuyện đã xin được gặp mặt để tâm sự. Ông cũng gửi nhiều thư tình hơn dể khẳng định tình yêu.
Đúng là những điều từ trái tim sẽ đến với trái tim. Trần Trúc Ẩn cảm động mãi không thôi quyết định cùng lên xe hoa. Bà cũng chấp nhận sẽ cùng chồng tương lai gánh vác việc nuôi con.
2 năm sau ngày gặp mặt, cặp đôi đã tổ chức đám cưới ở Thượng Hải. Trần Trúc Ẩn học cách trở thành người mẹ đích thực và bỏ đi những đam mê về văn chương, thơ ca của mình.
Cặp đôi chụp ảnh chung cùng nhau.
Mẹ kế bán máu nuôi cả nhà và điều bí mật trong chiếc hộp
Hồi đó, Chu Từ Thanh là một người làm văn chương nghệ thuật song thu nhập chẳng được bao nhiêu. Chi tiêu cho gia đình 8 người từ đồng lương dạy học và nhuận bút ít ỏi là không đủ. Thậm chí Trần Trúc Ẩn đã co kéo hết mức vẫn chẳng thể chu toàn được và phải đi bán máu nhiều lần để nuôi gia đình.
Cuộc sống của một người phụ nữ yêu văn nghệ từ xem phim, sáng tác, xem kịch đến chỉ còn cơm nước, giặt giũ…
Bản thân Chu Từ Thanh cũng chỉ yêu hình tượng phụ nữ chu toàn cho việc nhà này. Bởi thế, thấy vợ một lần gặp được bạn đã nói chuyện nhiều từ thời trang, nhạc kịch đến quên cả thời gian khiến ông bực bội.
Ông nhớ đến người vợ đã khuất lúc nào cũng chu toàn chuyện gia đình. Chu Từ Thanh viết những lời hằn học cho Trần Trúc Ẩn vào nhật ký.
Hai vợ chồng cùng nhau gánh vác cuộc sống.
Sau này, bà thấy những thay đổi của chồng rồi đọc được những lời hằn học. Bà quyết định ly hôn vì không muốn hi sinh để nhận về điều cay đắng. Sự quyết liệt của vợ khiến Chu Từ Thanh hoảng hốt tột cùng bắt đầu quay sang nhận sai. Từ chuyện này, họ đã nói chuyện và cải thiện được mối quan hệ của mình.
Trần Trúc Ẩn đã sinh cho chồng 3 người con. Tổng cộng có 9 đứa trẻ, cuộc sống của Trần Trúc Ẩn không hề dễ dàng. Lúc nào bà cũng bận rộn đã chu toàn mọi chuyện. 6 đứa con vợ trước rất kính trọng mẹ kế. Ngược lại, Trần Trúc Ẩn cũng đối xử các con rất công bằng.
Chiến tranh chống Nhật bùng nổ, cả gia đình chuyển về Côn Minh. Để giảm bớt gánh nặng cho chồng, Trần Trúc Ẩn quyết định đưa con quay về Thành Đô. Bà xin việc ở một thư viện và chăm sóc các con chu đáo để chồng yên tâm công tác dạy học.
Thế nhưng đến năm 1948, Chu Từ Thanh qua đời vì bệnh tật khi chỉ mới 50 tuổi.
Trần Trúc Ẩn đau đớn đến mức tưởng chừng gục ngã. Tuy nhiên sau lưng bà còn có 9 đứa con, bà phải vững vàng, mạnh mẽ để còn nuôi dạy các con nên người.
42 năm tiếp theo, Trần Trúc Ẩn vẫn luôn đồng hành cùng các con, nuôi nấng từng đứa con một thành tài. Bà không đi bước nữa dù thời điểm đó vẫn còn trẻ, còn xinh đẹp.
Thời gian rảnh rỗi, bà lại xếp lại những bản thảo của chồng từ ngày xưa. Đến năm 1990, Trần Trúc Ẩn cũng qua đời.
Một số hình ảnh của gia đình Chu Từ Thanh và Trần Trúc Ẩn.
7 năm sau ngày bà mất, con cái chuyển nhà vô tình tìm thấy chiếc hộp của Chu Từ Thanh dùng năm xưa và gửi lại cho vợ. Chiếc hộp này đã cùng Trần Trúc Ẩn vượt qua chiến tranh nguy ngập. Hồi chuyển nhà, họ chỉ đưa những vật dụng thiết yếu nhất và chiếc hộp này là một trong số đó.
Những người con luôn coi đây là “kho báu” của mẹ vì bà gìn giữ rất cẩn thận. Sau khi lau sạch sẽ, họ mở hộp ra rồi chết sững người khi thấy bên trong là 75 lá thư tình mà Chu Từ Thanh viết cho vợ.
Hóa ra, dù có trăm đắng ngàn cay, chiến tranh ngặt nghèo, đối với Trần Trúc Ẩn, đây vẫn là thứ đồ quý giá nhất của bà, bà phải ôm theo bằng được. Những người con thấy đồ đã bắt đầu bật khóc. Họ nhận ra ngần ấy năm trời, thứ quý giá nhất của mẹ họ chỉ là những lá thư tình đã ố vàng này thôi.
THEO NHỊP SỐNG VIỆT