Gần đây có một giai thoại một lần nữa trở thành chủ đề nóng của tất cả mọi người:
Với khối tài sản gần 200 tỷ USD Jeff Bezos, người giàu thứ hai thế giới, nghiêm khắc yêu cầu con gái mình: phải tiêu hết 50.000 USD tiền tiêu vặt mỗi tuần!
Cư dân mạng chế giễu:
- "Còn có loại chuyện tốt này?"
- "Thì ra đây chính là phiền não của người có tiền, mỗi ngày đều không biết tiêu hết tiền như thế nào."
Trên thực tế, ông làm như vậy là "có một ẩn tình khác", và bên cạnh cũng phản ánh cách nuôi dạy con độc đáo của Bezos.
1.
Giáo dục tài chính của người giàu
Con gái của Bezos thực ra là một đứa trẻ bị bỏ rơi mà ông nhận nuôi ở Hồ Nam, Trung Quốc vào năm 2006.
Mặc dù là con gái nuôi, nhưng trên thực tế, cô bé có quyền thừa kế giống như 3 người con trai ruột khác của Bezos, ước tính có thể thừa kế ít nhất 48 tỷ USD tài sản.
Có lẽ thói quen "siêng năng" và "tiết kiệm" của người Trung Quốc đã đi sâu vào tủy xương, cô bé không phải là loại người tiêu xài hoang phí từ khi còn nhỏ mà rất tiết kiệm tiền. Khi đến Nordstrom, chuỗi cửa hàng bách hóa cao cấp của Mỹ, cô bé chỉ mua một thứ gì đó có giá khoảng 45 USD, và nếu đi đến các cửa hàng thức ăn nhanh để ăn thì chỉ chi chỉ 11 USD.
Khi Bezos biết được con gái mình đã mua một đôi giày thể thao với mức giảm giá 15%, thay vì khen ngợi cô, Bezos đã nói với cô bé rằng tiền không phải là "đứng yên, bất biến" và không cần phải chi tiêu khó khăn như vậy, nó tồn tại trong tài khoản ngân hàng của cha cô và phát triển theo cấp số nhân.
Vì vậy, Bezos đã thiết lập một "quy tắc gia đình" cho con gái mình: 50,000 USD phải được chi tiêu trong một tuần, và chi tiêu một cách hợp lý, không thể chi tiêu theo ý muốn.
Ông hy vọng con gái mình có thể mạnh dạn hình dung, đầu tư tiền vào những gì cô bé thích hơn là chi tiêu từng chút một vào tài sản vô dụng. Ví dụ, cô con gái rất thích loạt phim Star Wars, vậy ông đề nghị cô có thể tiết kiệm một khoản tiền trên thẻ của mình mỗi tuần, có lẽ một ngày nào đó có thể mua bản quyền Star Wars?
Làm thế nào để thông qua lập kế hoạch hợp lý sử dụng tiền tiêu vặt, để nuôi dưỡng khái niệm quản lý tài chính của trẻ em, thiết lập quan điểm tiêu dùng chính xác từ khi còn nhỏ, đây là điều người giàu nhất thế giới cũng đang suy nghĩ và coi trọng.
Mặc dù cách tiếp cận của Bezos có thể không có nhiều giá trị tham khảo cho các bậc cha mẹ bình thường như chúng ta nhưng trường hợp này cũng nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của giáo dục tài chính cho con cái từ khi còn nhỏ.
Bây giờ trẻ em từ nhỏ đã không thể tránh khỏi "tiền", nhưng "tiền" ngày càng không có khái niệm, luôn luôn nghĩ rằng điện thoại di động có sự giàu có vô tận, có thể cho mình tiêu xài thoải mái. Vì vậy, bây giờ sẽ có rất nhiều trẻ em không kiểm soát được, không có gánh nặng tâm lý khi nạp tiền vào trò chơi, thưởng cho các “streamers”.
2.
Thà trẻ em có ít ngón tay hơn, cũng không muốn chúng vô dũng vô mưu
Nói về giáo dục con cái, Bezos muốn nuôi dạy con cái của mình thành một người dũng cảm và có chủ đích.
Ông và người vợ cũ Mackenzie có ý tưởng giống nhau:
“I'd much rather have a kid with nine fingers than a resourceless kid." (“Tôi thà có một đứa trẻ với 9 ngón tay, hơn là một đứa con không biết làm gì”).
Họ thà để con cái thực hiện ý tưởng của chúng, dù có thiếu một ngón tay trong “cuộc phiêu lưu” của lũ trẻ, hơn là nhìn thấy chúng không quyết đoán, không dũng cảm.
Tất nhiên, "có chủ đích" không chỉ có nghĩa là định hướng về tài chính, khả năng sáng tạo và tư duy, mà họ còn coi trọng tính tự lập của con cái, sự sẵn sàng thử những điều mới, liên tục khám phá ranh giới nhận thức của chúng và liệu chúng có thể tìm ra giải pháp cho các vấn đề hay không, có khả năng phục hồi và khả năng chống thất vọng, phá vỡ những khó khăn gặp phải trong cuộc sống.
Vì vậy, ngay từ khi còn nhỏ, họ sẽ đưa con đi thử nhiều thứ khác nhau: du lịch trái mùa, thí nghiệm khoa học nhà bếp, ấp gà, học tiếng phổ thông, khóa học toán Singapore, và rất nhiều câu lạc bộ và thể thao với những đứa trẻ hàng xóm khác.
Trên thực tế, điều này liên quan rất nhiều đến trải nghiệm thời thơ ấu của Bezos.
Từ 4 đến 16 tuổi, Bezos đã dành cả mùa hè trong trang trại của ông bà. Ông học hỏi ngay từ khi còn nhỏ để trở thành một người biết giải quyết vấn đề.
Ông nội của Bezos là một công chức làm việc về công nghệ vũ trụ và hệ thống phòng thủ tên lửa cho Ủy ban Năng lượng Nguyên tử (một cơ quan liên bang quản lý việc phát triển vũ khí hạt nhân sau chiến tranh) trong những năm 1950 và 1960.
(Bezos và ông nội khi còn nhỏ)
Khi còn nhỏ, Bezos đã chứng kiến ông nội của mình giải quyết nhiều vấn đề tưởng như nan giải, ví dụ như sửa chữa một chiếc máy ủi bị hỏng, xây nhà hay làm công việc thú y.
Ông cũng khuyến khích Bezos rằng: “Cháu có thể giải quyết bất kỳ vấn đề khó khăn nào miễn là cháu muốn. Khi gặp thất bại, hãy nhớ đứng dậy và thử lại. Cháu cũng có thể tiến xa hơn bằng cách tạo ra và sử dụng thứ gì đó theo cách của riêng mình”.
Bezos đã nằm lòng những lời của ông mình và trở thành một "nhà phát minh ga ra", luôn có sở trường tìm hiểu cách thức hoạt động của mọi thứ.
Khi Bezos 12 tuổi, ông muốn một thứ gọi là "Infinite Cube", nhưng giá quá đắt, không thể mua được. Ông đã lấy hết tiền túi để mua gương và các bộ phận khác, rồi tự mình chế tạo một khối lập phương phản chiếu.
Ngoài ra, ông còn có nhiều phát minh khác, chẳng hạn như rô bốt nghiệp dư, phát minh ra cửa đóng tự động bằng lốp xe đầy xi măng, phát minh ra bếp năng lượng mặt trời với ô và lá thiếc, và sử dụng đồ nướng làm báo động để bẫy anh chị em lấy trộm đồ chơi trong phòng của mình…
Ông đam mê thực hiện các dự án khoa học khác nhau và dành vô số giờ để xây dựng các mô hình và bộ dụng cụ điện tử. Khi đến trường trung học, ông đã biến ga ra tại nhà của mình thành phòng thí nghiệm khoa học và điện tử cá nhân. Thậm chí sau này, Bezos còn tung ra trang web Amazon trong ga ra của mình và xây dựng "vương quốc bán lẻ" của riêng ông.
3.
4 tuổi cầm dao, 8 tuổi vận hành dụng cụ điện - Chỉ để nuôi dưỡng tinh thần mạo hiểm của trẻ em
Bên cạnh việc dạy cho con về “làm việc có chủ đích”, Bezos cũng mong rằng đứa trẻ sẽ là một người dũng cảm, thích mạo hiểm và không trở thành một “thế hệ mong manh”. Vì vậy đối với việc giáo dục con cái, gia đình họ có một quy tắc quan trọng: không được bao bọc con quá mức. Để trẻ chấp nhận rủi ro và khuyến khích trẻ cố gắng hơn nữa trở thành quy tắc ứng xử của cả gia đình.
Trong nhà ông, trẻ em có thể sử dụng dao sắc từ 4 tuổi và bắt đầu vận hành các dụng cụ điện từ năm 8 tuổi. Ông tin rằng cho phép trẻ em chấp nhận rủi ro ở nhà là một cách tốt để học các kỹ năng sống cơ bản. Không quan trọng nếu trẻ bị thương một chút, cha mẹ có thể hướng dẫn con thực hiện các giải pháp khác.
Hơn nữa, khuyến khích trẻ chấp nhận rủi ro thực sự có thể giúp trẻ học cách đối mặt với thất bại và đối mặt với nguy hiểm, để trẻ có thể học cách đo lường và tránh rủi ro, từ đó có được sự tự tin và không đặt ra giới hạn cho cuộc sống của chính mình.
Thực tế, một doanh nhân thực sự xuất sắc cần có một tinh thần mạo hiểm. Tuy nhiên, nhiều người, dù là người lớn hay trẻ em, đều thiếu tinh thần mạo hiểm, hoặc mảnh đất để phát triển tinh thần mạo hiểm.
Ngoài đời, chúng ta nóng lòng muốn ôm con vào lòng, quan tâm chăm sóc, luôn lo sợ con va vấp, lấy cớ này, chúng ta ra lệnh cho con không được làm thế này, không được chạm vào điều kia. Trẻ càng được bảo vệ tốt bao nhiêu thì trẻ càng cảm thấy bất an bấy nhiêu.
Ngược lại, ở Anh, Đan Mạch, Nhật Bản có rất nhiều sân chơi “nguy hiểm” khuyến khích trẻ khám phá, không ngại mạo hiểm, từ đó định hình ranh giới an toàn trong tâm hồn trẻ thơ.
Là cha mẹ, chúng ta phải cho phép trẻ em tưởng tượng và cho chúng không gian để phiêu lưu trong giáo dục gia đình, và đừng có thói quen sử dụng tư duy của người lớn để làm mất khả năng sáng tạo và trí tưởng tượng của trẻ. Chỉ bằng cách này, trẻ em trong tương lai mới có thể phá vỡ thói quen, tự do khám phá các ranh giới trong cuộc sống của chúng và tìm ra nhiều khả năng hơn.
Trong cuốn sách "Jeff Bezos: Vua Amazon", tác giả Joseph Sherman đã viết:
Ngay từ khi còn là một đứa trẻ, Bezos đã cố gắng thay đổi thế giới mà mình đang sống. Ông cảm thấy mình quá lớn để ngủ trong nôi "em bé" nên đã tìm một chiếc tuốc nơ vít và tháo chiếc nôi ra. Gia đình của Bezos không giận dữ mà còn động viên ông.
Có thể nói, thành tựu ngày hôm nay của Bezos không thể không kể đến sự giáo dục, hỗ trợ của gia đình từ nhỏ, cho ông phát huy hết tinh thần mạo hiểm, khả năng giải quyết vấn đề, óc sáng tạo của mình.
Ông cũng mở rộng những kinh nghiệm này cho cuộc sống gia đình của mình và thâm nhập vào cách giáo dục con cái trong gia đình.
Theo Bảo Châu - Vietnamnet