Tiếp cận thành công các thị trường lớn, rau quả Việt tự tin 'sải bước' ra thế giới, xóa dần hình thức buôn chuyến. Kỳ vọng năm 2023 sẽ vào giai đoạn bứt tốc, kim ngạch xuất khẩu rau quả dự báo lập kỷ lục mới.
Sản lượng trái cây của Thái Lan chỉ 5,43 triệu tấn, thua xa mức 12-13 triệu tấn của Việt Nam. Nhưng năm 2022, kim ngạch xuất khẩu trái cây của Thái Lan dự kiến đạt 8,53 tỷ USD, trong khi của Việt Nam chỉ khoảng 3,2 tỷ USD.
Trung Quốc chi tới 13,5 tỷ USD nhập khẩu trái cây một năm, nhưng thị trường này giờ được cho là khó tính ngang với Mỹ, châu Âu. Chỉ một củ khoai lang phát hiện dính đất, cả lô hàng sẽ bị tiêu huỷ hoặc trả về.
Tại thị trường nội địa, một trái bưởi da xanh có giá từ 23.000-45.000 đồng. Nhưng sang đến Mỹ, loại đặc sản này được bán với giá đắt nhất 535.000 đồng/kg, tức hơn 900.000 đồng/quả.
Vào dịp Tết, nhu cầu trái cây của thị trường Trung Quốc chiếm tới hơn 50% lượng trái cây tươi xuất khẩu của Việt Nam. Chuyên gia cảnh báo sẽ có hiện tượng ùn ứ tại biên giới.
Trước thực trạng giá sầu riêng tăng gấp 3 lần khiến nông dân ồ ạt mở rộng diện tích, Bộ NN-PTNT ngày 30/11 vừa ra Chỉ thị yêu cầu nông dân không tự phát mở rộng diện tích.
Năm 2022 được coi là năm thắng lợi nhất từ trước đến nay với nhiều mặt hàng nông sản có nguồn gốc thực vật của Việt Nam được phép tiếp cận đến các thị trường thế giới.
Trung Quốc đã chi hơn 213,4 triệu USD để mua quả chuối tươi từ Việt Nam trong 9 tháng năm 2022. Gần đây, giá chuối ở ĐBSCL còn tăng gấp đôi khi loại trái cây này chính thức có "visa" sang thị trường Trung Quốc.
Phải thay đổi tư duy sản xuất, thay đổi quy trình canh tác. Chúng ta không đi buôn chuyến nữa mà đường đường chính chính xuất khẩu quả chuối sang Trung Quốc. Sau quả chuối các nông sản cũng phải vậy.
Quả bưởi tươi là loại trái cây thứ 7 của Việt Nam được phép xuất khẩu chính ngạch sang Mỹ. Đợt này, bưởi da xanh là loại bưởi xuất khẩu đầu tiên sang thị trường này.
Đến nay đã có 11 loại trái cây của Việt Nam được xuất chính ngạch vào Trung Quốc. Song việc thị trường Trung Quốc ‘ăn ít’ đi khiến thế mạnh này hụt thu hơn 400 triệu USD trong nửa đầu năm nay.
Xu hướng tiêu dùng trong nước và trên thế giới đang thay đổi, hướng tới sản phẩm gốc thực vật chất lượng, đa dụng và có giá trị cao về dinh dưỡng... Thế nhưng Việt Nam vẫn mãi bán ăn tươi, sản phẩm rau quả chế biến chiếm tỷ lệ quá khiêm tốn.
Chúng ta còn đang bán sầu riêng tươi, sầu riêng sấy, sầu riêng đông lạnh thì người Thái Lan đã tổ chức được những bữa tiệc buffet sầu riêng tại các nhà hàng.
Những ngày này nhiều loại trái cây ồ ạt tăng giá khi khách hàng lớn nhất là Trung Quốc “ăn hàng”. Nhờ vậy, người nông dân thoát khỏi thua lỗ và bắt đầu thu lãi khá cao.
Xuất khẩu trái cây đang giảm mạnh, trong khi nhập khẩu lại tăng vọt. Kéo theo đó, nhiều loại trái cây ngoại đổ bộ thị trường giá giảm một nửa, còn hàng nội chất đống tại chợ bán giá rẻ bèo.
Giải cứu thanh long giá 90.000 1 thùng 20kg”, “hỗ trợ tiêu thụ dưa hấu giá 5.000 đồng/kg”... là những lời rao bán mà ngày nào trên đường đi làm về chị Phùng Thị Thơ ở Tâm Mai (Hoàng Mai, Hà Nội) cũng nghe thấy.
Giữa lúc thanh long ở nước ta giá “chạm đáy” thì loại quả này được bày bán tại siêu thị Úc với giá 200.000 đồng/kg, thậm chí ở Hà Lan còn được coi là “siêu thực phẩm”, bán trong siêu thị với giá 600.000 đồng/kg.
Không còn ùn tắc, các xe chở thanh long, mít, xoài, chuối,... sang Trung Quốc thông quan thuận lợi. Nhờ đó, giá nhiều loại trái cây tăng dựng đứng, riêng thanh long tăng giá gấp 4-5 lần so với trước Tết Nhâm Dần.
Gọi là xuất khẩu, nhưng bán hàng cũng giống như ở chợ huyện. Xuất khẩu mà chưa biết người mua hàng bên kia biên giới là ai. Xe chở dưa đến cửa khẩu Tân Thanh, thương lái Trung Quốc đến xem, mặc cả, lựa quả còn tốt thì lấy...'
Xe container ùn ứ tại cửa khẩu Móng Cái chờ xuất hàng sang Trung Quốc. Chủ xe phải bù lỗ cả triệu đồng mỗi ngày để chạy máy lạnh bảo quản hàng hóa và trả chi phí cho lái xe.
Không chỉ siết chặt rào cản kỹ thuật, Trung Quốc có thể ngừng nhập khẩu ít nhất 6 tuần vào dịp Tết Nguyên đán. Việc này khiến hơn 1 triệu tấn trái cây của Việt Nam thu hoạch vào vụ Tết có thể gặp khó trong tiêu thụ.