Xóa bỏ cảm xúc tiêu cực cho nàng công sở

Lam Chi| 25/08/2022 16:29

Áp lực công việc nặng nề, vị sếp khó tính cùng những đồng nghiệp khó ưa… Tất cả những cảm xúc tiêu cực này như “quả bom nổ chậm” sẵn sàng khiến bạn nổ tung.

Hãy nhanh chóng vượt qua, xây dựng những suy nghĩ theo lối tích cực để yêu hơn cuộc sống công sở và lấy lại năng lượng cho công việc.

Nguyên nhân làm nảy sinh cảm xúc tiêu cực

Cuộc sống vốn yên ả nhưng đôi khi chúng ta không tránh khỏi những lần “đối đầu” với cảm xúc tiêu cực. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra những cảm xúc này tại công sở như:

  • Công việc quá nhiều và bạn không thể xoay sở hết.
  • Cảm giác các đồng nghiệp đang lợi dụng bạn để nhờ vả, đẩy hết việc cho bạn.
  • Sếp luôn soi mói và bắt bẻ bạn trong mọi việc.
  • Bạn không thể hoàn tất deadline đúng kỳ hạn.
  • Mọi người dường như không muốn rủ bạn cùng đi ăn, đi chơi, tham gia các tiết mục buôn chuyện nơi công sở…
1.jpg
Các nàng công sở dễ bị bủa vây trong hàng loạt cảm xúc tiêu cực.

Có khá nhiều nguyên nhân khiến các nàng công sở rơi vào cảm xúc tiêu cực nhưng bạn yên tâm, đây là tâm lý chung của hầu hết dân văn phòng ai cũng phải trải qua ít nhiều trong quá trình đi làm của mình. Có những tình huống không tồi tệ như bạn nghĩ nhưng vốn dĩ áp lực vô hình vào giai đoạn này khiến bạn dễ làm “trầm trọng hóa” mọi thứ lên và rơi vào trạng thái tiêu cực.

Để không rơi vào cảm xúc tiêu cực

Không tốn kém, không mất thời gian điều trị đắt tiền, bạn vẫn có thể tự mình học cách điều chỉnh cảm xúc tiêu cực. Ở nước ngoài, để xóa đi những cảm xúc tiêu cực, nhiều người phải tìm đến các chuyên gia với mức phí thông thường từ 80 – 120 USD/ giờ nhưng bạn thì không cần thế. Để không rơi vào những trường hợp cảm xúc tiêu cực, bạn nên:

  • Thúc đẩy sự nghiệp của bạn: nỗ lực phấn đấu và tìm hiểu không ngừng trong công việc.
  • Kết nối thân mật với sếp, đồng nghiệp và cả chính gia đình yêu thương của mình.
  • Suy nghĩ, nhớ và tập trung tinh thần rõ ràng hơn trong công việc.
  • Tìm niềm vui từ những điều nhỏ nhặt của cuộc sống quanh mình từ chính công việc, văn phòng và các đồng nghiệp xung quanh.
  • Hãy đi ăn trưa cùng đồng nghiệp và buôn chuyện cùng họ.
  • Bình tĩnh, thư giãn, xóa đi căng thẳng để không phải “toát mồ hôi trán”.
  • Sống tích cực và lạc quan, nghĩ nhẹ nhàng trong mọi tình huống.
istockphoto-1365606637-170667a.jpg
Hãy sống tích cực và lạc quan, nghĩ nhẹ nhàng trong mọi tình huống.

Cuộc sống của bạn là một tấm gương và phản ánh lại cho bạn biết tình trạng sức khỏe bên trong của mình. Những cảm xúc tiêu cực trì hoãn và ảnh hưởng đến bạn rất nhiều. Đôi khi bạn cần tự “soi gương” và nhận diện ra những cảm xúc ấy để đánh đuổi nó đi. Nên nhớ, đồng nghiệp, sếp và văn phòng là cuộc sống thứ 2 của bạn. Tốt hay xấu do chính bạn điều khiển cuộc sống của chính mình.

Xóa bỏ cảm xúc tiêu cực

Mọi người đều phải chịu đựng cảm xúc tiêu cực bằng một trong những hình thức này hay cách khác. Hầu hết các “cơn đau” này xuất phát từ những điều "được coi là những chấn thương" hoặc đề kháng với những gì đã xảy ra. Khi đối diện với cảm giác khó chịu hoặc không thể chấp nhận được, phần nhiều chúng ta sẽ choáng ngợp, đau đớn và bị cảm giác mệt mỏi dày vò.

102111-howtodealwithstressp2.jpg
Đừng để cảm xúc tiêu cực nuốt trọn bạn khiến bạn lên cơn tức giận.

Để vô hiệu hóa sức mạnh của cảm xúc tiêu cực, bạn cần “tắt nguồn điện” của nó. Hãy làm bài tập tâm thần thử như sau: tìm kiếm trong tâm trí bạn điều gì đó khiến bạn buồn. Bây giờ, hãy dành thời gian để phát lại từng chi tiết bạn có thể nhớ. Kinh nghiệm như nó đang xảy ra ngay lúc này, rất rõ. Bây giờ dừng lại. Bạn đang cảm thấy gì? Bạn vừa chứng kiến cách bạn khó chịu thêm một lần nữa. Cảm xúc gắn liền cùng suy nghĩ và là kết quả của suy nghĩ. Hãy đẩy nó xa hơn và dần biến mất.

Giải phóng năng lượng:

Đây được xem như phím tắt. Bạn cứ nghĩ nó như nút “delete” trên bàn phím và chỉ cần bấm nút, mọi thứ sạch trơn. Cơ thể bạn có một hệ thống năng lượng và việc giữ lại năng lượng cảm xúc tiêu cực không hay ho gì. Hãy nhẹ nhàng mở nó, giải phóng nó.

istock_000004839396-thumbs-up-woman-medium.jpg
Luôn lạc quan và tích cực trong mọi tình huống, không cảm xúc tiêu cực nào có thể hạ gục được bạn.

Gạt bỏ tức giận:

Tức giận là một cảm xúc tiêu cực nhưng chúng ta vẫn gặp chúng thường ngày. Chúng ta đều biết rằng đằng sau sự tức giận là cảm giác đau. Hãy suy nghĩ về điều đó. Tức giận không tốt cho sức khỏe. Những phụ nữ mang thai đều được khuyên nên tránh cảm giác tức giận vì nếu không, đứa trẻ sẽ bị ảnh hưởng.

Suy nghĩ theo hướng tích cực.

Thông thường sự căng thẳng là do ta dễ có suy nghĩ tiêu cực về một tình huống xảy ra. Việc khuyến khích các cách suy nghĩ mới, tích cực hơn trong những tình huống như vậy sẽ góp phần làm giảm bớt sự căng thẳng, dẫn đến hướng hành động tích cực để cải thiện tình hình.

Với mỗi tình huống, mỗi cảm xúc tiêu cực, bạn nên nghĩ theo nhiều hướng khác nhau, lạc quan thay vì chán nản.. Khi có chuyện gì không vui, bạn cũng nên chia sẻ cùng bạn bè người thân thay vì phải ôm nặng gánh một mình. Nghe nhạc hoặc xem một bộ phim đang “hot” tại các rạp hoặc đi chơi xa, cân bằng lại cảm xúc cũng là một cách hay giúp bạn hồi phục.

Bài liên quan
  • Để không bị ghét nơi công sở
    Nếu bạn không muốn mình là ốc đảo bơ vơ nơi công sở thì đừng dại dột “gây hấn” cùng những đồng nghiệp xung quanh mình. Cảm giác bị cô lập sẽ khiến bạn chết vì cô đơn đấy!
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Xóa bỏ cảm xúc tiêu cực cho nàng công sở
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO