Xem điện thoại, đi giày cao gót… thói quen 'tàn phá' dạ dày

31/12/2022 16:29

Những thói quen của cuộc sống hiện đại ít người để ý nhưng nó đang âm thầm tán phá cơ quan tiêu hoá quan trọng là dạ dày...

Mới 24 tuổi nhưng Nguyễn Thị Hoa (nhân viên văn phòng tại Đống Đa, Hà Nội) đã có thâm niên đau dạ dày 6 năm.

Hoa cho biết từ khi lên đại học vì ăn uống không khoa học cộng thêm thói quen “ngủ ngày, cày đêm” đã khiến cô bị đau dạ dày và tình trạng ngày càng nặng, bệnh trở thành mãn tính.

Có thời điểm cô phải đi viện điều trị vì ổ loét to. Trung bình mỗi năm Hoa nội soi dạ dày hai lần để kiểm soát các ổ viêm loét.

Dù thói quen sinh hoạt gây ra đau dạ dày nhưng cô vẫn không thể thay đổi những thói quen ấy. Nhiều lần áp lực công việc cũng khiến cô bị đau dạ dày cấp tính.

Không riêng Hoa, tại Trung tâm tiêu hoá và gan mật, BV Bạch Mai có rất nhiều bạn trẻ tuổi dưới 30 đã bị viêm loét dạ dày nặng. Trường hợp của Đào Ngọc Anh (29 tuổi, nhân viên văn phòng tại Hà Nội) cũng có thâm niêm viêm loét dạ dày 4 năm.

Ngọc Anh cho biết ban đầu cô thấy hiện tượng ho về đêm, ăn không ngon, đầy hơi. Khi đi khám bác sĩ cho biết cô bị viêm dạ dày kèm trào ngược thực quản.

Từ đó đến nay Ngọc Anh vẫn kiên trì điều trị nhưng bệnh vẫn hay tái phát nhất là mùa đông cô chỉ cần lỡ ăn đồ cay nóng là dạ dày kích ứng gây đau.

Ảnh minh hoạ.

Theo thống kê của Hội khoa học Tiêu hóa Việt Nam, nước ta có tới 26% dân số mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, 70% dân số nước ta có nguy cơ mắc bệnh dạ dày.

Đáng lưu ý, nguy cơ mắc viêm loét dạ dày ở nam giới gấp 4 lần so với nữ. Căn bệnh này tỷ lệ tăng cao do nhiều nguyên nhân như ăn uống không điều độ, tiệc tùng quá nhiều, dùng thuốc quá nhiều.

Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Ánh Dương – Trung tâm tiêu hóa và gan mật Bệnh viện Bạch Mai cho biết xã hội càng hiện đại thì viêm loét dạ dày cũng tăng theo.

Những nguyên nhân gây viêm loét dạ dày:

Nguyên nhân viêm loét dạ dày:là do vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP). HP là vi khuẩn sống được ở môi trường dạ dày, tại Việt Nam có 70 % dân số mắc vi khuẩn HP, ở trẻ em khoảng 55 %.

Tuy nhiên, hơn 80 % người nhiễm không có triệu chứng, khoảng hơn 10% người nhiễm vi khuẩn HP có triệu chứng và chỉ 1 – 2 % có nguy cơ bị ung thư dạ dày.

BS Dương cho biiết thêm không phải bệnh nhân nhiễm HP nào cũng gây bệnh viêm loét dạ dày và không cần thiết phải đi xét nghiệm tất cả thành viên trong gia đình tìm vi khuẩn HP nếu không có triệu chứng gì.

HP gây qua tiêu hóa, miệng – miệng, dạ dày – dạ dày, phân miệng. Tìm HP có thể tìm bằng test hơi thở hoặc tìm HP trong quá trình nội soi. Xét nghiệm máu tìm HP và điều trị HP không cần thiết.

Nguyên nhân thứ hai, theo bác sĩ Dương - sử dụng thuốc, nhiều thuốc có nguy cơ gây viêm loét dạ dày nên việc dùng thuốc phải sử dụng theo hướng dẫn, được kê đơn.

Bệnh nhân loét dạ dày do stress, suy gan… hoặc do hóa chất, các bệnh tự miễn. Những người có nhóm máu O, gen, người sử dụng bia rượu sẽ làm tăng nguy cơ bệnh viêm loét dạ dày.

Thói quen xấu gây hại dạ dày: Trong xã hội hiện đại, BS Dương cho biết, các thói quen hàng ngày ảnh hưởng tới viêm loét dạ dày nhưng ít ai để ý tới. Tình trạng sử dụng bia, rượu, thuốc lá, công việc đòi hỏi quá lâu gây bệnh tim mạch khi đó bạn phải tăng cường sử dụng các thuốc chống đông máu, chống tập kết tiểu cầu...

Phụ nữ đi giày cao gót, mang túi không phù hợp làm gia tăng bệnh lý xương khớp. Khi đó, bạn phải sử dụng thuốc nhiều hơn và vô tình tác động tới dạ dày gây nên bệnh lý viêm loét dạ dày.

Việc sử dụng điện thoại hàng ngày với thời gian dài, tư thế không phù hợp làm gia tăng bệnh xương khớp và bạn sử dụng thuốc giảm đau, chống viêm đây là yếu tố ảnh hưởng tới dạ dày. Dùng điện thoại còn gây mất ngủ và đó cũng là yếu tố tác động gây viêm loét dạ dày.

Viêm dạ dày bệnh phố biến nhưng khó dự phòng, dễ tái phát. Cách tốt nhất hạn chế áp lực cho dạ dày bằng cách tránh stress, ăn uống lành mạnh, khoa học, nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ, vận động phù hợp, tập thể dục đều đặn, hạn chế thuốc kháng sinh, kháng viêm, giảm đau.

Khánh Chi

Bài liên quan
  • Các triệu chứng ung thư dạ dày
    Bệnh ung thư hoàn toàn có thể điều trị khỏi nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm. Tuy nhiên, các triệu chứng ung thư dạ dày ở giai đoạn đầu thường không đặc hiệu, dễ nhầm với viêm loét dạ dày.
  • Mật ong và 8 tối kỵ bạn cần biết
    Mật ong đại kỵ với nhiều loại thực phẩm, nếu bạn kết hợp sai có thể gây hại sức khỏe, thậm chí nguy hiểm tính mạng.
  • Lợi ích từ quả sung đối với người đường huyết cao, tiểu đường
    Theo tư vấn từ Khoa Dinh dưỡng - Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, quả sung chứa các chất hàm lượng cao giúp ích trong việc tăng cường và bảo vệ sức khỏe. Bên cạnh đó, các chất xơ, canxi, sắt, chất béo… và một số hoạt chất có lợi khác góp phần đem lại hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị đường huyết cao, tiểu đường.
  • Người bị axit uric cao có ăn được bánh trung thu không?
    Bánh trung thu thường chứa nhiều đường, chất béo, ít nước và nhiều dầu, đường. Do đó, nhiều người bị axit uric cao thường lo sợ khi ăn loại bánh này.
  • 5 thói quen phải làm buổi tối nếu muốn giảm cân hiệu quả
    Đối với những người đang giảm cân, nếu muốn đạt được kết quả tốt thì cần phải cố gắng về nhiều mặt. Đặc biệt là trước khi đi ngủ vào buổi tối, cần duy trì một số thói quen để đốt cháy chất béo, giảm cân nhanh chóng.
  • 6 dấu hiệu của cơ thể báo động cholesterol máu cao
    Cholesterol máu cao, đặc biệt là cholesterol LDL cao có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và mạch máu. Dưới đây là 6 dấu hiệu mà cơ thể có thể báo động cholesterol máu cao.
  • Lợi ích của cà phê trong việc kiểm soát huyết áp
    Tăng huyết áp là nguy cơ hàng đầu gây ra bệnh tim mạch và tử vong sớm, ảnh hưởng đến 1/3 số người trưởng thành trên thế giới. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng uống cà phê thường xuyên có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, trong đó có việc kiểm soát huyết áp.
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Xem điện thoại, đi giày cao gót… thói quen 'tàn phá' dạ dày
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO