Xây dựng thực đơn cho bé 8 tháng tuổi thế nào để chuẩn khoa học mà đảm bảo dinh dưỡng?

18/12/2021 10:49

Ở 8 tháng tuổi, trẻ đã qua giai đoạn làm quen với ăn dặm và có nhu cầu bổ sung các dưỡng chất trực tiếp ngoài sữa nhiều hơn. Thực đơn cho bé lúc này cũng cần đa dạng hơn để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và cân bằng để hỗ trợ cho trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn trí tuệ.

Vì vậy, giai đoạn trẻ 8 tháng tuổi, các mẹ cần dành tìm hiểu kỹ những kiến thức liên quan để sắp xếp và chế biến các bữa ăn trong ngày đúng cách, khoa học, đảm bảo sức khỏe, là tiền đề cho quá trình tăng trưởng lành mạnh.

Xây dựng thực đơn cho bé 8 tháng tuổi thế nào để chuẩn khoa học mà đảm bảo dinh dưỡng?-1

# Thực đơn ăn dặm cơ bản cho bé 8 tháng tuổi cần gì?

8 tháng tuổi là thời điểm mà nhu cầu dinh dưỡng của bé đã tăng lên đáng kể. Lúc này, lượng dinh dưỡng tối thiểu mà bé cần mỗi ngày là khoảng 500ml sữa và 3 bữa ăn bột hoặc cháo (mỗi bữa khoảng 200ml). Với lượng thức ăn trên, mỗi ngày, bạn nên cho bé ăn từ 2 – 3 bữa, việc ăn dặm của trẻ có thể bao gồm các bữa chính và đan xen thêm nhiều bữa phụ.

Về chế độ dinh dưỡng, bạn cần phải đảm bảo bé nhận được 4 nhóm chất như protein, glucid, lipid, vitamin và khoáng chất. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mỗi ngày bé cần ăn khoảng:

- Thịt/tôm/cá: 50 – 60g
- Gạo tẻ trắng: 50 – 60g
- Rau củ, trái cây: 50 – 60g
- Dầu/mỡ: 15g

Ngoài ra, bạn cũng cần cho bé ăn nhiều rau xanh, trái cây vì đây đều là những thực phẩm dễ tiêu hóa và cung cấp một số chất dinh dưỡng như carbohydrate, protein, sắt, omega-3, các loại vitamin, kẽm, chất xơ… Đây là những dưỡng chất rất cần thiết cho sự phát triển toàn diện và khỏe mạnh ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Bên cạnh đó, mẹ vẫn phải duy trì cho trẻ bú mẹ thường xuyên hoặc sữa công thức theo nhu cầu. Mẹ có thể dựa vào thói quen ăn uống của trẻ và sinh hoạt của gia đình để lên thời gian biểu ăn uống hợp lý cho bé, chẳng hạn như gợi ý dưới đây:

- Bữa sáng chính: 8 giờ sáng
- Bữa phụ gần trưa: 10-11 giờ sáng
- Bữa trưa chính: 13 giờ chiều
- Bữa phụ gần tối: 15-16 giờ chiều
- Bữa tối chính: 18 giờ tối
- Bữa phụ khuya: 21 giờ tối

Xây dựng thực đơn cho bé 8 tháng tuổi thế nào để chuẩn khoa học mà đảm bảo dinh dưỡng?-2

# Lưu ý khi xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng:

- Dù có nấu bất kỳ món nào, các mẹ cũng nên cân bằng tỷ lệ 10 gam gạo thì thêm 70ml nước. Việc cân bằng này giúp món ăn không quá đặc và giúp trẻ dễ nhai. 

- Thức ăn cũng không được quá lỏng vì như vậy sẽ làm trẻ không tập nhai được.

- Trong một bữa ăn của bé, các mẹ nên tránh việc cho bé ăn quá nhiều thịt, cá, trứng,... Bởi những thực phẩm này dễ khiến gan, thận bé phải làm việc liên tục và ảnh hưởng đến sức khỏe.

- Cha mẹ nên hạn chế cho bé ăn quá nhiều thịt, cá, trứng, sữa… để tránh gan, thận của bé làm việc quá tải, từ đó có thể ảnh hưởng đến chức năng gan, thận của trẻ.

- Khi chế biến thức ăn cho bé, cha mẹ hãy để vị nguyên bản, không nên cho thêm gia vị nhằm giúp trẻ vừa phát triển vị giác, cảm nhận trọn vẹn hương vị của thức ăn vừa tập thói quen ăn nhạt để bảo vệ sức khoẻ và thận của bé.

- Nên thêm chất béo khi chế biến món ăn cho bé, trẻ nhỏ cần cân đối chất béo thực vật và động vật. Tuy nhiên, cha mẹ cần chú ý cho vừa đủ, không nên cho quá nhiều.

- Cha mẹ hãy lên thực đơn cho bé 8 tháng tăng cân một cách đa dạng, phong phú đầy đủ các dưỡng chất cần thiết để thay đổi khẩu vị, kích thích bé ăn ngon.

- Sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng quan trọng đối với trẻ, vì vậy không được cho trẻ bỏ bú hoàn toàn, mẹ cần duy trì cho bé bú sữa mẹ khoảng 600-800ml/ ngày xen kẽ các bữa ăn dặm.

- Nên vệ sinh kỹ dụng cụ chế biến, dụng cụ cho trẻ ăn thường xuyên để tránh việc vi khuẩn gây ảnh hưởng đến sức khỏe bé.

Xây dựng thực đơn cho bé 8 tháng tuổi thế nào để chuẩn khoa học mà đảm bảo dinh dưỡng?-3

# Một số thực đơn mẫu cho bé 8 tháng tuổi

1. Cháo thịt gà nấm hương:

- Nguyên liệu: Đùi gà - Nấm hương - Gạo - Dầu ăn - Nước

- Chế biến:
       + Ninh đùi gà lấy nước để nấu cháo, thịt gà băm hoặc xay nhuyễn để riêng.
       + Nấm hương làm sạch thái nhuyễn.
       + Khi cháo sôi, cho nấm hương vào đun cho đến khi cháo chín rồi cho thịt gà vào.

2. Cháo thịt heo rau cải ngọt:

- Nguyên liệu: Cháo trắng - Rau cải ngọt - Thịt heo - Dầu ăn - Nước mắm trẻ em.

- Chế biến:
        + Thịt heo đem rửa sạch, băm nhỏ hoặc xay nhuyễn
        + Rau cải ngọt rửa sạch, băm nhỏ
        + Cháo chín mềm thì cho thịt vào nấu thêm 5 phút cho thịt chín.
        + Sau đó cho thêm rau cải ngọt và nấu thêm 3 phút cho rau, thịt chín nhừ là được.

3. Cháo tôm rau dền:

- Nguyên liệu: Nõn tôm - Rau dền - Gạo - Dầu ăn - Nước.

- Chế biến:
       + Tôm giã nhuyễn, rau dền băm nhuyễn.
       + Cháo nấu nhừ.
       + Cho tôm, rau dền vào nồi nước nấu sôi bùng lên, nêm nếm, trút vào cháo không đun lại.

4. Cháo cá cà rốt:

- Nguyên liệu: Gạo tẻ - Cà rốt - Thịt cá tươi - ầu ăn trẻ em.

- Chế biến:
         + Gạo đem vò sạch, cho nước vào và đun trên lửa vừa cho chín nhừ
         + Cà rốt đem hấp chín, nghiền nhuyễn
         + Cá làm sạch, hấp chín và băm nhỏ
         + Cháo chín thì cho thịt cá, cà rốt vào trộn đều và đun thêm 2 phút
         + Múc cháo ra bát, cho ít dầu ăn vào và đảo đều chờ cháo nguội cho bé ăn.

Xây dựng thực đơn cho bé 8 tháng tuổi thế nào để chuẩn khoa học mà đảm bảo dinh dưỡng?-4

5. Cháo thịt bò, rau chùm ngây:

- Nguyên liệu: Thịt bò nạc - Gạo - Rau chùm ngây - Nước dùng - Dầu olive dành cho bé ăn dặm.

- Chế biến:
      + Gạo vo sạch, ngâm nước khoảng 30 phút cho gạo mềm rồi cho vào nồi cùng với 200ml nước dùng và ninh cho đến khi gạo chín nhừ.
      + Thịt bò nạc rửa sạch, băm hoặc xay nhuyễn và ướp cùng với 1/2 thìa dầu olive. Sau đó, bắc chảo lên bếp và cho thịt bò vào xào sơ.
      + Rau chùm ngây rửa dưới vòi nước chảy, vẩy ráo, tuốt lấy phần lá, ngâm với nước muối pha loãng rồi vớt ra và cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn.
       + Khi cháo đã mềm nhừ, cho thịt bò, rau chùm ngây vào cháo khuấy đều, đun sôi thêm một chút nữa rồi tắt bếp. Múc cháo ra chén và chờ đến khi cháo còn ấm thì cho bé ăn.

6. Cháo thịt heo, nấm rơm: 

- Nguyên liệu: Cháo/bột gạo - Nấm rơm (băm nhuyễn) -  Thịt heo nạc, băm nhuyễn - Nước - Dầu ăn cho trẻ.

- Chế biến: 
        + Nấm rơm cắt chân, cạo rửa sạch, trụng sơ qua nước sôi rồi băm nhuyễn.
        + Cho thịt heo vào nấu với nước hoặc cháo, sau đó cho nấm rơm vào nấu chín.
        + Cháo sôi thì nhắc xuống, để nguội bớt, thêm dầu ăn vào, khuấy đều và cho bé thưởng thức.

Xây dựng thực đơn cho bé 8 tháng tuổi thế nào để chuẩn khoa học mà đảm bảo dinh dưỡng?-5

Theo V.K - Vietnamnet

Bài liên quan
  • Giảm cân khoa học, không mệt mỏi với thực đơn 3 ngày
    Bên cạnh tập luyện thể dục thể thao, thì một chế độ ăn uống hợp lý, khoa học sẽ đóng góp rất nhiều vào việc hình thành một vóc dáng lý tưởng, giữ gìn được vẻ đẹp trẻ khoẻ, tươi mới và giảm cân. Phương pháp ăn theo chế độ Military Diet sẽ giúp bạn định hướng một bữa ăn khoa học.
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Xây dựng thực đơn cho bé 8 tháng tuổi thế nào để chuẩn khoa học mà đảm bảo dinh dưỡng?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO