Vượt sóng vào An Bang

Nguyễn Hồng| 25/11/2023 14:53

Câu hát Một màu xanh Sinh Tồn, Song Tử/ Đẹp dịu dàng Tiên nữ An Bang vang lên đâu đó khiến tôi nhớ về chuyến vượt sóng vào An Bang trong chuyến công tác, hành trình đến với hơn 10 đảo nổi, đảo chìm thuộc quần đảo Trường Sa (huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa) năm 2019...

Vượt sóng vào An Bang
“Hết giờ nghỉ, báo thức toàn tàu, hết giờ nghỉ, báo thức toàn tàu”…
Âm thanh báo thức phát sớm hơn thường ngày khoảng 15 phút, thúc giục chúng tôi nhanh chóng chuẩn bị tư trang để xuống xuồng vào An Bang.
Đúng 5h45, chúng tôi cùng đoàn thân nhân cán bộ chiến sĩ công tác trên đảo An Bang có mặt tại vị trí chuẩn bị vượt sóng vào đảo.
Tối hôm trước, Trưởng đoàn Nguyễn Văn Thắng dặn dò cánh phóng viên chúng tôi, mai dậy sớm bởi có thể sẽ vào An Bang từ sáng sớm nếu thời tiết ủng hộ, bằng không, sẽ không thể vào được. Anh đặc biệt nhấn mạnh, đi Trường Sa nếm mùi sóng gió, cập được bờ An Bang là xem như đã đi hết quần đảo Trường Sa rồi”.
Vượt sóng vào An Bang
Vượt sóng vào An Bang
Vượt sóng vào An Bang
Chiếc xuồng CQ từ từ hạ xuống biển, một đợt sóng lớn đã mở màn, bủa vây tứ phía. Cánh phóng viên được ưu tiên xuống xuồng vào đảo trước. Chiếc xuồng rẽ sóng lướt đi. Thuyền phó Mạnh Lương dặn dò chúng tôi: “Anh chị nhớ giữ chặt, che chắn đồ đạc, máy ảnh kỹ càng vì sóng hất lên rất cao”.
Thuyền phó, vừa điều khiển xuồng vừa nói, đây là điểm đảo có đặc thù là sóng lớn nên khi đưa các đoàn công tác vào thăm rất khó khăn. Có những chuyến trước, do sóng lớn nên nhiều đoàn đã không thể vào thăm đảo được. Hôm nay, trời đẹp, sóng gió cũng bớt dữ dằn nên mới có thể vào đảo nhưng vẫn phải cẩn thận với những con sóng “lừ”, nó có thể đánh lật xuồng bất cứ khi nào.
Sau khoảng thời gian rẽ sóng, đảo An Bang hiện ra ngay trước mắt chúng tôi. Chiếc xuồng CQ vượt qua mép xanh – ranh giới giữa biển và đảo để cập bờ. Đích thân chỉ huy trưởng của đảo cùng khoảng 15-20 chiến sĩ ra tận mép nước đón từng người. Trên xuồng, một thủy thủ ném sợi dây về phía đảo, ngay lập tức, một chiến sĩ nhảy lên bắt chính xác, cả đội kết thành "sợi dây người" níu chặt chiếc xuồng, quần thảo với sóng.
Vượt sóng vào An Bang
Vượt sóng vào An Bang
Vượt sóng vào An Bang
Vượt sóng vào An Bang
Các chiến sĩ cho biết, họ đều đã được huấn luyện vài ba tháng, không có lính mới tham gia đón xuồng, tất cả đều phải thành thạo các kỹ năng bơi lội, bắt và căn chỉnh dây kéo. Trong đoàn công tác lần này, chúng tôi là đoàn đầu tiên vào bờ. Từ trên bờ, tôi mới có thể tận mắt chứng kiến cảnh tượng những con sóng lớn gối lưng nhau dồn dập, đôi lúc, tưởng chừng quất chiếc xuồng nằm trọn trong con sóng.
Đảo An Bang nằm ở vĩ độ 07o53’31’’N, kinh độ 112o55’17’’E, dọc theo hướng Bắc-Nam với diện tích nổi và thềm san hô khoảng khoảng 2,1km2. Thuộc thềm san hô ngập nước, khi thủy triều xuống thấp nhất, độ cao của đảo An Bang khoảng 3m, mép bờ đảo xa thêm khoảng 50m.
Đảo do các tảng đá san hô liên kết với nhau tạo nên và bờ đảo được bao bọc bởi các tảng đá san hô lớn. Bờ Tây là một dải cát hẹp. Bờ Nam bãi cát thường thay đổi theo mùa, từ tháng 4-7 hằng năm được bồi thêm cát thành một bãi cát dài, đến tháng 8, bãi cát này biến mất và dịch sang bờ phía Đông của đảo. Cấu trúc san hô của đảo dựng đứng nên 4 mùa sóng vỗ, việc ra vào đảo gặp nhiều khó khăn, nguy hiểm.
Cũng vì thế mà An Bang còn hay được gọi là đảo “đồng hồ”, bởi những người lính ở đây thường nhìn vào vòng xoay của bãi cát để đếm thời gian.
Đảo An Bang có vị trí rất quan trọng, là cầu nối giữa các đảo thuộc quần đảo Trường Sa, tạo thành lá chắn vòng ngoài ngăn chặn các hoạt động chống phá, tiến công của kẻ thù trên hướng biển.
Vượt sóng vào An Bang
Vượt sóng vào An Bang
Vượt sóng vào An Bang
Vượt sóng vào An Bang
Vượt sóng vào An BangVượt sóng vào An Bang
Nhiều chuyến tàu ra thăm cán bộ, chiến sĩ đảo An Bang vào đúng ngày sóng dữ đã không thể vào được đảo. Là đảo nhỏ trong quần đảo Trường Sa, An Bang mát về mùa Hè, ấm về mùa Đông. Số ngày nắng, nóng giông tố lớn.
Độ mặn trong hơi nước và không khí cao. Đảo không có nước ngọt. Thổ nhưỡng là cát san hô, bề mặt có phủ một lớp mùn mỏng, nghèo chất dinh dưỡng, rất khó cho cây cối phát triển. Mùa Hè nắng, nóng, oi bức ảnh hưởng đến chất lượng học tập, huấn luyện, sinh hoạt của bộ đội.
Vượt sóng vào An Bang
Vượt sóng vào An Bang
Vượt sóng vào An Bang
Vượt sóng vào An Bang
Vất vả, căng thẳng, nhưng cả đoàn công tác chúng tôi vẫn lên được đảo, đây là vô cùng may mắn, bởi nhiều đoàn từng phải quay về. Đặc biệt, chuyến đi này mang theo tình yêu thương của gia đình đến với các chiến sĩ nơi đảo xa.
Phóng tầm mắt ra giữa mênh mông biển cả, tôi cảm nhận được sự khắc nghiệt của sóng gió Trường Sa, những cơn sóng dữ có lúc đưa con xuồng lên cao rồi bất chợt kéo tụt xuống đến vài ba mét, rồi lại ngoi lên như chú cá voi bổ nhào trên mặt biển.
Vượt sóng vào An Bang
Vượt sóng vào An Bang
Vượt sóng vào An Bang
Vượt sóng vào An Bang
Vượt sóng vào An Bang
Được tham quan nơi làm việc, ăn ở và giao lưu với các chiến sĩ trên đảo chừng 2 giờ đồng hồ, sau đó, tất cả phóng viên và đoàn công tác trở về tàu, tiếp tục hành trình. Thân nhân các chiến sĩ sẽ ở lại trên đảo khoảng gần 10 ngày. "Đội cảm tử" lại tiếp tục hỗ trợ chúng tôi ra khỏi những cơn sóng gần bờ.
Những cái vẫy tay, những câu chào tạm biệt vội vã trao nhau giữa người đi và người ở lại qua con sóng dập dềnh mặn mòi hơi biển đã khiến chúng tôi vô cùng xúc động. Tất cả chúng tôi đều yêu quý, trân trọng và dành sự biết ơn tới các chiến sĩ trên đảo An Bang, những người đang ngày đêm canh giữ bình yên cho biển đảo quê hương.
Vượt sóng vào An Bang
Nguyễn Hồng
Theo baoquocte.vn
https://baoquocte.vn/vuot-song-vao-an-bang-250980.html
Copy Link
https://baoquocte.vn/vuot-song-vao-an-bang-250980.html
Bài liên quan
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Vượt sóng vào An Bang
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO