Vợ chồng chị P.T.T (46 tuổi, ở TP Vinh, Nghệ An) làm nghề bán rong cây cảnh. 12 năm trước, chị từng phải cấp cứu vì vỡ u nang buồng trứng. Sau đó, chị có mang thai, nhưng bị lưu thai. Từ đó, chị chưa có “tin vui” trở lại, khiến vợ chồng chị rất mong con.
Khoảng một năm nay, bụng chị bỗng nhiên to lên bất thường. Ngỡ mình đã có bầu, chị cùng chồng vui khôn tả. Tuy nhiên, chỉ vài tháng sau, chị biết mình không phải đã mang thai. Dù rất buồn, nhưng chị vẫn cứ tưởng tượng về một điều gì đó xa xôi…
Nhìn bụng chị ngày càng lớn dần, nhiều người mới gặp, không biết đã nói lời chúc mừng, chị không buồn giải thích. Người thân biết, nhắc nhở, thúc giục đi khám, chị cũng chỉ ậm ừ cho qua… Chỉ khi thấy đau, chướng bụng, chị mới đi khám.
Bệnh viện đa khoa 115 Nghệ An cho biết chị nhập viện ngày 16/4, với bụng to bất thường, kích thước tương đương phụ nữ mang thai ở tháng thứ 9. Khi siêu âm, các bác sĩ phát hiện, chị có khối u lớn, chiếm toàn bộ ổ bụng, lên tới thượng vị và chỉ định phẫu thuật cắt bỏ khối u.
Tuy nhiên, lúc đó, kết quả test nhanh nCoV của chị có kết quả dương sinh. 4 ngày sau, chị khỏi bệnh, các bác sĩ mới tiến hành thực hiện ca phẫu thuật.
Sau 3 giờ phẫu thuật, các bác sĩ đã cắt thành công khối u nặng 7kg ra khỏi cơ thể người bệnh. 5 ngày sau, sức khỏe chị hồi phục tốt, các chỉ số ổn định.
U nang buồng trứng là một khối chứa dịch đơn thuần hay phối hợp với các thành phần khác. Đây là bệnh lý phụ khoa thường gặp ở mọi lứa tuổi, nhiều nhất từ 30-45 tuổi, ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt, chất lượng cuộc sống và khả năng sinh sản của nữ giới. Có đến 15% các khối u buồng trứng là ác tính. Và ung thư buồng trứng là một trong ba loại ung thư phụ khoa phổ biến ở người phụ nữ.
U buồng trứng lớn vùng tiểu khung nếu không phẫu thuật sớm, khối u sẽ ngày càng phát triển to hơn làm cho bệnh nhân nặng nề ổ bụng, u chèn ép bàng quang, trực tràng gây lên hiện tượng tiểu khó, tiểu nhiều lần và táo bón, cảm giác mót rặn, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống người bệnh. Ngoài ra, u cũng có thể chèn ép niệu quản gây ứ nước ở thận