'Vua' cá tầm trên đỉnh núi Pù Rinh: Cả thập kỷ ăn ở với cá

21/07/2022 16:37

Hơn 1 thập kỷ qua, người đàn ông ăn, ở với cá đã xây dựng, phát triển mô hình nuôi loài cá “quý tộc” đầu tiên của tỉnh Thanh Hóa trên đỉnh núi Pù Rinh. Ông được người ta ví như “vua cá”.

'Vua' cá tầm trên đỉnh núi Pù Rinh: Cả thập kỷ ăn ở với cá
Ông Hà Khắc Sâm (SN 1963, trú thị trấn Lang Chánh, huyện Lang Chánh, Thanh Hóa) - người mở đường đưa loài cá hồi, cá tầm lên đỉnh núi Pù Rinh (bản Năng Cát, xã Trí Nang, huyện Lang Chánh) để nuôi.
'Vua' cá tầm trên đỉnh núi Pù Rinh: Cả thập kỷ ăn ở với cá
Theo ông Sâm chia sẻ, năm 2010, UBND tỉnh Thanh Hóa mời trung tâm nghiên cứu thủy sản nước lạnh Sa Pa (Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1) về khảo sát địa chất, dòng nước và chọn khu vực suối Tá trên đỉnh Pù Rinh phù hợp với việc nuôi cá xứ lạnh (cá tầm, cá hồi).
'Vua' cá tầm trên đỉnh núi Pù Rinh: Cả thập kỷ ăn ở với cá
Cũng chính từ đó, ông được Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Thanh Hóa xây dựng phương án thử nghiệm nuôi cá hồi và giao cho thực hiện. Kinh phí xây dựng 3 bể nuôi, kéo điện thắp sáng, nhà trông cá, máy bơm, mở đường... hơn 2,5 tỷ đồng. Mới đầu, ông Sâm nuôi 6.000 con giống cá hồi.
'Vua' cá tầm trên đỉnh núi Pù Rinh: Cả thập kỷ ăn ở với cá
Sau một thời gian nuôi cá hồi không hiệu quả do giá bán cao, ở địa phương không có người mua. Năm 2011, ảnh hưởng của thiên tai, toàn bộ cá bị cuốn trôi. Đến năm 2012, ông chuyển sang nuôi thử nghiệm thêm cá tầm và thu được thành công.
'Vua' cá tầm trên đỉnh núi Pù Rinh: Cả thập kỷ ăn ở với cá
Đến nay, ông Sâm nuôi cá tầm là chính vì khí hậu và nguồn nước (từ 11-23 độ C) ở đây phù hợp hơn nuôi cá hồi.
'Vua' cá tầm trên đỉnh núi Pù Rinh: Cả thập kỷ ăn ở với cá
Ông Sâm chia sẻ, việc nuôi cá tầm cần quan tâm đến chất lượng con giống, thức ăn, nhưng quan trọng nhất phải là môi trường sống.
'Vua' cá tầm trên đỉnh núi Pù Rinh: Cả thập kỷ ăn ở với cá
Nguồn nước nuôi cá phải đảm bảo mát, sạch. Mỗi ngày phải thực hiện việc thay nước một lần. Nước được dẫn từ suối vào phải bơm liên tục vào bể để tạo oxy cho cá sinh sống.
'Vua' cá tầm trên đỉnh núi Pù Rinh: Cả thập kỷ ăn ở với cá
Ông Sâm được người dân địa phương ví như là “vua cá” khi là người đầu tiên ở tỉnh Thanh Hóa nuôi thành công 2 loài cá “quý tộc” này.
'Vua' cá tầm trên đỉnh núi Pù Rinh: Cả thập kỷ ăn ở với cá
Ông Sâm liên kết với Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1 để được cung ứng thức ăn, con giống. Nguồn thức ăn cho cá cũng được ông chọn lựa kỹ lưỡng vì thức ăn giúp cá nhanh lớn, không tạo váng bẩn ở bể...
'Vua' cá tầm trên đỉnh núi Pù Rinh: Cả thập kỷ ăn ở với cá
Hệ thống nước giữa các bể được sử dụng đường ống riêng để dẫn từ suối vào và ra khác nhau, không cho nước chảy từ bể này sang bể kia để tránh lây lan dịch bệnh.
'Vua' cá tầm trên đỉnh núi Pù Rinh: Cả thập kỷ ăn ở với cá
Các bể cá được ông Sâm làm nhà lưới để che, tránh lá cây, tránh nóng, điều chỉnh nhiệt độ nước phù hợp, đủ lạnh để cá phát triển.
'Vua' cá tầm trên đỉnh núi Pù Rinh: Cả thập kỷ ăn ở với cá
Tại khu vực nuôi cá, ông Sâm mở dịch vụ cho khách tham quan mô hình, ăn uống tại chỗ nếu có nhu cầu.
'Vua' cá tầm trên đỉnh núi Pù Rinh: Cả thập kỷ ăn ở với cá
Cá tầm nướng nguyên con được cắt ra cuốn với lá Sa Lăng (một loại rau rừng chỉ có ở bản Năng Cát) chấm xì dầu là món ăn được đa số thực khách ưa thích.
'Vua' cá tầm trên đỉnh núi Pù Rinh: Cả thập kỷ ăn ở với cá
Trên diện tích 1.500m2 mặt nước, ông Sâm nuôi cá tầm và cá hồi cho sản lượng khoảng 15 tấn cá một năm.
'Vua' cá tầm trên đỉnh núi Pù Rinh: Cả thập kỷ ăn ở với cá
Hiện nay, mỗi ngày, ông 'vua cá tầm' bán được vài con tới vài chục con cá. Giá bán cá hồi 400.000 đồng/kg, cá tầm 250.000 đồng/kg cho ông thu nhập vài triệu đồng/ngày. Mỗi năm, doanh thu từ việc nuôi cá của ông Sâm đạt gần 2 tỷ đồng, trừ chi phí, ông thu nhập khoảng 400-500 triệu đồng.

Trần Nghị

Bài liên quan
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
'Vua' cá tầm trên đỉnh núi Pù Rinh: Cả thập kỷ ăn ở với cá
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO