Liên quan đến vụ tại Bạc Liêu, ngày 3/4, thông tin với phóng viên Dân trí, lãnh đạo UBND huyện Hòa Bình cho biết địa phương vẫn đang phối hợp với sở, ngành chuyên môn để xác định nguyên nhân cá chết và mức độ thiệt hại.
Kết quả xét nghiệm mẫu nước và mẫu cá bước đầu cho thấy một số ao cá nhiễm vi khuẩn gây bệnh xuất huyết, một số áo có hàm lượng khí độc NH3 vượt ngưỡng an toàn cho cá.
Theo UBND huyện Hòa Bình, để đủ cơ sở đưa ra phương án cho công ty và người dân thỏa thuận vấn đề đền bù thiệt hại (nếu có), huyện đã chỉ đạo tổ công tác thu thập thông tin của 17 hộ nuôi cá dứa trên địa bàn.
"Các thông tin về nguồn gốc và giá cá giống, mật độ nuôi, giá thức ăn, hệ số chuyển đổi thức ăn, tỷ lệ sống, các yếu tố ảnh hưởng đến cá…", lãnh đạo huyện Hòa Bình cho hay.
Trước đó, ông Nguyễn Văn Kiên có đơn yêu cầu cơ quan chức năng địa phương kiểm tra thiệt hại cá nuôi trong ao (cá dứa). Ông Kiên cho rằng, cá chết xảy ra sau sự cố rơi cánh quạt điện gió của Nhà máy điện gió Hòa Bình 5 vào ngày 1/3.
Theo ông Kiên, sự cố đã làm ảnh hưởng đến 15 ao nuôi cá của ông. Cho đến nay, cá chết rất nhiều.
Ông Kiên cho rằng thiệt hại của mình là hơn 160 tỷ đồng. Trong đó, có những khoản như: Tiền cá giống (to và nhỏ) hơn 7,4 tỷ đồng, thức ăn 8 tỷ đồng; số cá to thương phẩm khoảng 52 tỷ đồng, cá nhỏ 95 tỷ đồng;...
Theo quản lý nhà máy điện gió của Công ty Hacom Bạc Liêu (chủ đầu tư), sau khi có kết quả kiểm kê, thẩm định của ngành chức năng địa phương, công ty sẽ căn cứ vào đó để có hướng xử lý đối với yêu cầu của ông Kiên.
Như Dân trí đã đưa tin, khoảng 17h ngày 1/3, trụ tuabin gió WT08 của .
Các ngành chức năng xác định thực tế tại hiện trường sự cố không gây thiệt hại về người.
Nhà máy điện gió Hòa Bình 5 được xây dựng trên diện tích gần 30ha với 26 trụ tuabin, mỗi trụ cao 140m; vốn đầu tư hơn 3.200 tỷ đồng. Nhà máy khánh thành vào cuối tháng 4/2022. Đây là nhà máy điện gió có quy mô lớn nhất trên đất liền tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.