“Vòng lặp” trong cuộc sống đương đại

Thanh Tuấn| 13/11/2021 12:53

GD&TĐ -“Những chuyển động của chúng ta là cách thức để thể hiện mình trong hành trình của cuộc sống. Chúng ta có cảm giác mình tiến lên, xoay vòng, đứng yên, lùi lại, bị lôi kéo, chuyển hướng..."-  Xuân Lê, biên đạo múa kiêm vũ công người Pháp gốc Việt  bày tỏ suy nghĩ.

Cơ hội để khán giả Việt Nam đắm mình trong thế giới thần tiên qua những đường băng nghệ thuật đầy chất thơ của nhà vô địch giải trượt patin nước Pháp.Cơ hội để khán giả Việt Nam đắm mình trong thế giới thần tiên qua những đường băng nghệ thuật đầy chất thơ của nhà vô địch giải trượt patin nước Pháp.

Vào ngày 30/6 tới đây, tại Nhà hát Tuổi Trẻ, Hà Nội Trung tâm Văn hóa Pháp tại Hà Nội- L’Espace, Viện Goethe và Nhà hát vũ kịch Việt Nam sẽ giới thiệu với công chúng vở múa “Vòng lặp” (Boucle/ Loop) của biên đạo múa kiêm vũ công người Pháp gốc Việt Xuân Lê, trong khuôn khổ của “Hanoi Dance Fest”- Múa đương đại 2019.

“Vòng lặp” của Lê Xuân đề cập đến một chủ đề khá tham vọng: “Cuộc đời”.

Lê Xuân là chủ nhân của giải vô địch nước Pháp và giải 6- vô địch trượt patin thế giới (thể loại freestyle) năm 2009, anh nhanh chóng bén duyên với nghệ thuật múa. Vừa đầu quân cho đoàn múa Käfig, Bissextile vừa là thành viên của đoàn xiếc Eloize. Xuân Lê được đánh giá là một nghệ sỹ đa tài, một người nghệ sĩ “không giới hạn”. Dù gặt hái được nhiều thành công qua các tour lưu diễn vòng quanh thế giới với các đoàn nghệ thuật danh tiếng, Xuân Lê vẫn luôn khao khát tiến xa hơn nữa trong hành trình kiếm bản thân. Năm 2016, Xuân Lê quyết định thành lập đoàn múa tại Paris để theo đuổi một niềm đam mê khác, cũng không kém phần mãnh liệt: Biên đạo và dàn dựng các tác phẩm của chính mình, và “Vòng lặp” là sáng tác solo đầu tay của anh.

“Vòng lặp” của Lê Xuân đề cập đến một chủ đề khá tham vọng: “Cuộc đời”. Lê Xuân cho rằng: “Trong cuộc sống, đôi khi chúng ta là diễn viên, đôi khi là khán giả và đôi khi là chủ thể. Những chuyển động là cách thức để chúng ta thể hiện mình trong hành trình của cuộc sống. Chúng ta có cảm giác tiến lên, xoay vòng, đứng yên, lùi lại, bị lôi kéo, chuyển hướng...”. Chuyển động dẫn mỗi con người theo những đường hướng khác nhau trong cuộc sống, dường như vô định và khó nắm bắt. Con đường đi của mỗi người đôi khi được định đoạt một cách vô thức, bản năng.

Xuân Lê thông qua “Vòng lặp” muốn tôn vinh cuộc sống thông qua bộ môn trượt patin, bởi lẽ với anh trượt patin và cuộc sống, hai phạm trù mà không phải ai cũng có thể kiểm soát và làm chủ một cách hoàn hảo. Thông qua việc kết hợp những tinh túy của bộ môn trượt patin, tung hứng, múa đương đại và múa hip- hop, Xuân Lê đã xây dựng một ngôn ngữ vũ đạo rất riêng, độc đáo và đầy chất thơ. “Vòng lặp” mang phong cách tối giản, nơi con người, âm thanh và ánh sáng cùng nhau dung dưỡng và hồi đáp.

Lê Xuân là chủ nhân của giải vô địch nước Pháp và giải 6- vô địch trượt patin thế giới.

Trung tâm Văn hóa Pháp tại Hà Nội- L’Espace cho biết: "Vòng lặp là một hành trình chuyển động đầy cảm xúc, sự tự vấn về mối tương quan giữa mỗi cá thể với những chuyển động không ngừng nghỉ trong cuộc sống đương đại. Buổi trình diễn là một cơ hội hiếm có để khán giả Việt Nam được đắm mình trong huyễn huyễn tưởng và thế giới thần tiên qua những đường băng nghệ thuật đầy chất thơ của nhà vô địch giải trượt patin nước Pháp".

Trong trình diễn lần này của Lê Xuân, khán giả có thể như bị thôi miên bởi một khối cầu trong suốt. Cường độ ánh sáng, sắc màu, chuyển động của khối cầu dường như liên thông với trạng thái và cảm xúc của nhân vật. Hình dáng phổ quát nhắc nhớ những câu chuyện ngụ ngôn và khơi gợi nơi khán thính giả nhiều xúc cảm. Âm nhạc của “Vòng lặp” không chỉ đơn thuần là yếu tố phụ trợ thường thấy mà là tiếng nói nội tâm nhân vật, là người dẫn chuyện, là yếu tố dẫn đường.

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/tre/-vong-lap-trong-cuoc-song-duong-dai-3802435.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/tre/-vong-lap-trong-cuoc-song-duong-dai-3802435.html
    Nổi bật Việt Báo
    Đừng bỏ lỡ
    “Vòng lặp” trong cuộc sống đương đại
    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO