Cục tình báo trung ương Mỹ là nhà đầu tư mới nhất vào Colossal Biosciences, một công ty đang cố gắng hồi sinh voi ma mút và hổ Tasmania đã tuyệt chủng bằng cách sử dụng phương pháp chỉnh sửa DNA.
Một nhà cổ sinh vật học nhấn mạnh voi ma mút "Nun cho ga" - vẫn còn nguyên cả da và lông - là một trong những động vật được ướp xác đáng kinh ngạc nhất từng được phát hiện trên thế giới.
Voi ma mút là loài sinh vật to lớn sống trên đất liền nhưng mới đây phát hiện bằng chứng chúng từng càn quét khu vực biển sâu khiến các nhà khoa học vô cùng bất ngờ.
Hóa thạch của 2 con tê giác khổng lồ - loài động vật có vú trên cạn lớn nhất từ trước đến nay - có niên đại khoảng 22 triệu năm vừa được khai quật ở Trung Quốc.
Nghiên cứu bằng các phép mô phỏng cho thấy sự kết hợp việc con người tận săn loài thú này cộng với tình trạng biến đổi khí hậu đã tiêu diệt toàn bộ loài vật này khoảng 4.000 năm trước.
Các nhà khoa học Nga đang nghiên cứu các loại ‘virus thời tiền sử’ bằng cách phân tích xác các loài động vật bị chôn vùi hàng chục nghìn năm dưới lớp băng vĩnh cửu.
Các nhà khoa học vừa khôi phục được DNA cổ đại từ một con voi ma mút 1,2 triệu năm tuổi. DNA được cho là cổ nhất từng được phục hồi sau một chặng đường dài nỗ lực.
Phát hiện đang thu hút sự chú ý đặc biệt của giới khảo cổ học trên toàn thế giới khi hài cốt của sinh vật cổ đại được tìm thấy với những mảnh mô mềm và da vẫn còn dính trên xương của nó.
Các nhà khoa học Nga đang đổ xô đến vùng hồ Pechevalavato, phía bắc Siberia, để chiêm ngưỡng hài cốt được bảo quản một cách hoàn hảo của một con voi ma mút có niên đại ít nhất 10.000 năm, sau khi bộ hài cốt này được người dân địa phương phát hiện.
Hoạt động đào xới tại khu vực dự kiến xây dựng sân bay ở trung tâm Mexico đã làm phát lộ các bộ xương của những con voi ma mút thời cổ đại với số lượng dường như vô tận.
Trong một phát hiện mới, các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra xương của khoảng 60 con voi ma mút tại tại căn cứ không quân cũ Santa Lucia ở phía bắc thành phố Mexico.