Viện nghiên cứu Hán Nôm nói gì về việc mất 25 quyển sách cổ quý hiếm?

21/12/2022 16:45

Trong số những cuốn sách bị mất ở Viện Nghiên cứu Hán Nôm, có những cuốn sách quý của tác giả Lê Quý Đôn.

Chia sẻ với PV Dân trí chiều 21/12, đại diện Viện Nghiên cứu Hán Nôm xác nhận đơn vị phát hiện mất 25 cuốn sách cổ quý.

Cụ thể, khoảng tháng 3-4/2020, một cán bộ quản lý kho sách phát hiện có dấu hiệu không tìm thấy một số cuốn sách ở vị trí quy định trên giá.

Tuy nhiên, trong thời điểm bùng phát dịch Covid-19, sau khi nhận được thông tin, lãnh đạo Viện đã làm việc với người quản lý kho sách để chấn chỉnh, dự kiến các giải pháp điều chỉnh quy trình quản lý sách tránh thất thoát.

Viện nghiên cứu Hán Nôm nói gì về việc mất 25 quyển sách cổ quý hiếm? - 1

Thời điểm sách bị thất lạc (mất, không thấy trên giá) tạm thời được xác định là khoảng 5 năm gần đây (Ảnh: Viện Nghiên cứu Hán Nôm).

Đến tháng 4/2022, trong điều kiện "bình thường mới", Viện bắt đầu tổng kiểm kê toàn bộ kho sách Hán Nôm. Đây cũng là lần tổng kiểm kê đầu tiên trong hơn 10 năm qua.

Thông qua 3 tháng rà soát, Viện phát hiện không thấy trên giá 29 quyển. Khoảng 4.000 quyển (hơn 10% số sách gốc), ít nhiều bị xuống cấp, bị rách một vài trang, bị hỏng bìa chưa tu bổ, hoặc bị mủn, mối mọt một vài trang hoặc toàn quyển. Toàn bộ sự việc đã báo cáo lên cuộc họp hội đồng khoa học và các cán bộ chủ chốt hôm 15/7.

Sau khi tiếp tục rà soát, Viện tìm được 4 quyển sách do để sai giá. Vì vậy, số lượng sách thất thoát là 25 quyển, trong đó bao gồm bốn cuốn Toàn Việt thi lục, thuộc ba bộ khác nhau, do Lê Quý Đôn biên soạn, Việt âm thi tập do nhà sử học Phan Phu Tiên và Thị Ngự sử Chu Xa kế tục biên soạn…

Trong đó, Toàn Việt thi lục được đánh giá là bộ sách lớn do nhà bác học Lê Quý Đôn sưu tập và biên soạn theo lệnh của nhà vua. Bộ sách này được dâng lên vua Lê Hiển Tông đọc bao gồm 2.303 bài thơ của 173 tác giả từ thế kỷ X đến thế kỷ XVI.

25 quyển sách này đã có bản scan màu và/hoặc bản photocopy làm từ trước (tức là nội dung sách không bị mất), tuy nhiên việc tìm kiếm các cuốn sách thất lạc vẫn đang được Viện đặt lên hàng đầu, bao gồm cả việc rà soát trên giá một lần nữa để tránh tình trạng sách bị lẫn giá.

Thời điểm sách bị thất lạc (mất, không thấy trên giá) tạm thời được xác định là khoảng 5 năm gần đây. Viện đã và đang tổ chức rà soát lại để tìm sách, xác định giá trị nội dung từng sách (qua các bản scan hoặc photocopy còn lưu), và xác định trách nhiệm liên quan.

Theo nhiệm vụ của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam phân công, Viện Nghiên cứu Hán Nôm thực hiện việc bảo quản các tài liệu Hán Nôm gồm gần 35.000 cuốn sách và gần 60.000 thác bản văn bia đã có biên mục; đồng thời mở cửa thư viện để các tổ chức, nhà nghiên cứu và các cá nhân trong và ngoài nước quan tâm đến văn bản cổ của dân tộc có cơ hội tiếp cận tài liệu.

Bài liên quan
  • NSƯT Chiều Xuân - Đỗ Hồng Quân và những cặp đôi hạnh phúc dài lâu
    Giữa showbiz Việt đầy thị phi, có nhiều cặp đôi tay trong ồn ào thì một số cặp vợ chồng nghệ sĩ Việt vẫn giữ được hạnh phúc dài lâu, viên mãn.
  • Muôn kiếp nhân sinh 3 - Hướng đến hành trình tỉnh thức, đưa con người về nẻo thiện
    Nếu đã từng đọc “Muôn kiếp nhân sinh” tập 1 và 2 của Nguyên Phong, bạn sẽ nhận ra trong tập 3, tác giả tiếp tục dẫn dắt người đọc trở lại với những qui luật của vũ trụ, chi phối cuộc sống con người, đồng thời hé mở nhiều kiến giải sâu sắc về luật Luân hồi và Nhân quả dưới ánh sáng khoa học và tâm linh.
  • Chữa bệnh háo danh của người nổi tiếng
    Với sức ảnh hưởng sâu rộng trong xã hội, đội ngũ văn nghệ sĩ, người nổi tiếng lan tỏa, nhân lên những điều tốt đẹp; ngược lại, thói tật của họ cũng gây hệ lụy khôn lường. Bộ quy tắc ứng xử do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành, cùng với việc chấn chỉnh hoạt động của người làm nghệ thuật là những nỗ lực hiện thực hóa chủ trương về “xây dựng con người có nhân cách”, xây dựng “môi trường văn hóa lành mạnh”.
  • Cung điện Hofburg: Một thành phố trong lòng thành phố
    Với hơn 700 năm lịch sử, Cung điện Hofburg nằm ở trung tâm của thành phố Vienna đã góp phần quan trọng vào lịch sử nơi đây. Cung điện từng là nơi ở và nơi trị vì của vương triều Habsburg, lịch sử ra đời của Cung điện Hoàng gia bắt nguồn từ thế kỷ thứ 13.
  • 5 thanh kiếm nổi tiếng trong lịch sử trung hoa: Cây nào cũng là bảo kiếm!
    Tương truyền rằng vào thời Xuân Thu chiến quốc, Việt vương Doãn Thường đã ra lệnh cho nghệ nhân rèn kiếm nổi tiếng nhất trong lịch sử Trung Hoa là Âu Dã Tử làm ra 5 thanh bảo kiếm.
  • Tháng 6 về, lại nhớ bức họa 'Tháng 6 cháy bỏng'
    Tháng 6 cháy bỏng" được xem là tác phẩm nổi tiếng nhất của hội họa Anh xoay quanh đề tài mùa hè. Đây cũng là tác phẩm nổi tiếng nhất trong sự nghiệp của họa sĩ người Anh - Frederic Leighton.
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Viện nghiên cứu Hán Nôm nói gì về việc mất 25 quyển sách cổ quý hiếm?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO