Viêm gan B: nguyên nhân và cách điều trị

T/H| 06/07/2021 10:00

Viêm gan B là một căn bệnh nguy hiểm và lây lan nhanh chóng. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, nếu không có phương pháp điều trị thích hợp, bệnh có thể gây nên ung thư và nguy hiểm đến tính mạng. Cùng tham khảo thêm thông tin bên dưới để hiểu về bệnh.

Viêm gan B là gì?

Viêm gan B chính là một căn bệnh truyền nhiễm và gây ra bởi virus viêm gan B (HBV). Bệnh có ảnh hưởng lớn đến các hoạt động của gan và có thể gây nhiễm trùng gan, thậm chí đe dọa đến tính mạng. Hiện nay, virus viêm gan B vẫn còn là mối đe dọa lớn đến sức khỏe của toàn cầu. Có khoảng 400 triệu người trên thế giới bị mắc viêm gan B mãn tính, theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Ở Việt Nam số lượng người nhiễm virus viêm gan B chiếm khoảng 20% dân số hiện nay.

Nguyên nhân hàng đầu dẫn đến xơ gan, suy gan, ung thư gan chính là viêm gan B, bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào. Vẫn có thể điều trị để loại bỏ virus viêm gan B dễ dàng nếu bệnh xảy ra ở người lớn. Tuy nhiên có một số trường hợp trẻ sơ sinh hay trẻ nhỏ và người lớn bị nhiễm virus nhưng không có khả năng điều trị khỏi hoàn toàn.

Nguyên nhân gây bệnh viêm gan B

image002.png

Có cơ chế lây nhiễm giống với virus HIV nhưng virus viêm gan B có những đặc điểm riêng biệt được cảnh báo là còn nguy hiểm hơn nhiều virus HIV. Đồng thời, virus viêm gan B có thể sống ở ngoài tự nhiên đến 1 tháng.

Vậy viêm gan B lây qua đường nào? Virus viêm gan B lây nhiễm chủ yếu từ mẹ sang con, qua đường máu và quan hệ tình dục. Tuy nhiên, với khả năng lây nhiễm virus viêm gan B thì cao gấp 100 lần so với virus HIV.

Dưới đây là 3 con đường lây nhiễm bệnh viêm gan B cần lưu ý:

1. Bệnh viêm gan B lây từ mẹ sang con

Viêm gan B có thể truyền bệnh sang con nếu phụ nữ mang thai mắc bị bệnh. Tỷ lệ lây truyền sẽ khác nhau tùy vào từng giai đoạn thai kỳ cụ thể.

Tỷ lệ lây truyền khoảng 1% - nếu mẹ mắc bệnh trong 3 tháng đầu của thai kỳ .

Tỷ lệ mắc bệnh ở thai nhi khoảng 10%- nếu nhiễm bệnh ở 3 tháng giữa thai kỳ

Nguy cơ lây nhiễm sẽ tăng lên 70% - nếu thai phụ bị nhiễm virus viêm gan B ở 3 tháng cuối thai kỳ, nhưng nếu không có biện pháp bảo vệ ngay sau sinh nguy cơ lây nhiễm sang con lên đến 90%.

2. Viêm gan B lây qua đường máu

Virus viêm gan B có thể dễ dàng lây qua hiến máu, truyền máu, xăm hình, tiêm...khi dụng cụ không được khử trùng đúng cách. Ngoài ra, có thể khiến bạn dễ dàng bị lây bệnh khi sử dụng chung dao bàn chải đánh răng, cạo râu,...với người bị viêm gan B cũng.

3. Viêm gan B lây qua quan hệ tình dục

Bạn có nguy cơ cao bị nhiễm bệnh khi quan hệ tình dục với người bị viêm gan B nhưng không có biện pháp phòng tránh an toàn. Virus viêm gan B còn có thể lây nhiễm thông qua tất cả các những hành vi tình dục khác giới hoặc đồng giới.

Cách phòng ngừa bệnh viêm gan B

Với người lớn, trước khi chích ngừa viêm gan B cần làm xét nghiệm máu để biết được cơ thể mình đã bị nhiễm virus chưa và đã có kháng thể hay chưa. Từ đó, tùy vào kết quả xét nghiệm mà cán bộ y tế sẽ chỉ định có nên tiêm phòng hay không.

Nếu cơ thể chưa từng bị nhiễm virus viêm gan B (HBsAg âm tính) và chưa hề có kháng thể viêm gan B (Anti HBs âm tính) thì sẽ được khuyến cáo tiêm phòng 3 mũi theo phác đồ như sau:

Mũi 1: lần đầu đến chích ngừa viêm gan B

Mũi 2: một tháng sau khi chích mũi 1

Mũi 3: sáu tháng sau khi chích mũi 1

Chích ngừa viêm gan B dùng cho người lớn có thể là vắc xin đơn giá hay vắc xin kết hợp (vắc xin phòng viêm gan A+B).

Tất cả trẻ nhỏ sơ sinh nên được chích ngừa viêm gan B 1 mũi ngay sau sinh và tốt nhất là 24 giờ sau khi sinh. Chỉ dùng vắc xin ngừa viêm gan đơn giá để tiêm liều cho trẻ sơ sinh và có thể tiêm chủng cùng với vắc xin phòng lao BCG nhưng sẽ tiêm vào 2 vị trí khác nhau.

Riêng với trẻ sơ sinh có mẹ đang bị nhiễm viêm gan B thì ngoài 1 mũi vắc xin ngừa viêm gan B như những trẻ khác thì bé cần được tiêm 1 mũi kháng thể (huyết thanh để kháng viêm gan B) HBIg (Hepatitis B Immune Globulin) trong vòng 12 -24 giờ đầu sau sinh.

Khi trẻ khoảng 15-18 tháng tuổi cần được xét nghiệm để kiểm tra HBsAg và anti HBs lại, để chắc chắn trẻ đã được bảo vệ và sẽ không bị lây nhiễm virus viêm gan B từ mẹ.

Ngoài mũi sơ sinh và huyết thanh (nếu có) thì trẻ được khuyến cáo nên tiêm 4 mũi vắc xin phòng bệnh viêm gan B theo phác đồ:

Mũi 1: mũi tiêm đầu tiên

Mũi 2: tiêm sau mũi 1 một tháng

Mũi 3: tiêm sau mũi 2 một tháng

Tiêm nhắc lại mũi 4, 1 năm sau đó

Vắc xin chích ngừa viêm gan B cho trẻ em có thể là vắc xin đơn giá hay vắc xin kết hợp (5 trong 1 hoặc 6 trong 1).

Nguồn tham khảo: https://livolin.vn/

Bài liên quan
  • Phản ứng viêm có liên quan đến ăn quá nhiều
    Các nhà nghiên cứu tại Yale đã xác định một phân tử đóng vai trò chính trong phản ứng viêm của cơ thể đối với việc ăn quá nhiều, có thể dẫn đến béo phì, tiểu đường và các bệnh chuyển hóa khác.
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Viêm gan B: nguyên nhân và cách điều trị
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO