Vì sao sống ở 'thiên đường' phẫu thuật thẩm mỹ, người Mỹ vẫn ra nước ngoài làm đẹp?

01/07/2022 10:42

Mỹ được mệnh danh là thiên đường phẫu thuật thẩm mỹ, nhưng nhiều người vẫn ra nước ngoài làm đẹp. Vậy nguyên nhân là gì?

Vào mùa thu năm 2021, cô Danielle Geohagan tỉnh lại trong trạng thái mơ màng tại một phòng khám ở Thổ Nhĩ Kỳ. Toàn thân cô gái run lên và cảm giác đói cồn cào sau hơn 12 tiếng đồng hồ không được ăn gì. Xung quanh cô là những y tá mặc bộ đồng phục màu xanh và nói ngôn ngữ mà cô Geohagan không thể hiểu.

Cô gái (30 tuổi) sinh sống ở London, Anh đã quyết định bay tới thành phố Istanbul để thực hiện hút mỡ bụng, đùi và cánh tay.

Vì sao sống ở 'thiên đường' phẫu thuật thẩm mỹ, người Mỹ vẫn ra nước ngoài làm đẹp?
Cô Danielle Geohagan ở trong khách sạn sau ca hút mỡ bụng, đùi và cánh tay ở Thổ Nhĩ Kỳ. (Ảnh: Tribune News Service)

Cô Geohagan cho hay, dù Anh nổi tiếng với hệ thống chăm sóc y tế, nhưng cô quyết định tới Thổ Nhĩ Kỳ vì giá cả làm phẫu thuật thẩm mỹ rẻ hơn, và các bác sĩ phẫu thuật cũng quen làm việc với người da màu.

Sau ca phẫu thuật hút mỡ, cô gái người Anh hoàn toàn hài lòng với kết quả đạt được, cũng như có được trải nghiệm đáng nhớ tại khách sạn, nơi cô nghỉ dưỡng sau quá trình phẫu thuật và nhận được sự chăm sóc tận tình của đội ngũ chuyên gia dinh dưỡng, y tá và bác sĩ.

Tổng chi phí cho chuyến đi sang Thổ Nhĩ Kỳ để làm phẫu thuật thẩm mỹ bao gồm vé máy bay, thuê khách sạn, phí bệnh viện và đồ ăn là 4.500 USD.

Nhưng khi được hỏi có muốn giới thiệu bạn bè tới Thổ Nhĩ Kỳ để làm đẹp hay không, cô Geohagan lại tỏ rõ sự do dự.

Nguyên nhân là vì nhân viên ở phòng khám chỉ nói được vài câu tiếng Anh, nên cô Geohagan hoàn toàn phải dùng ký hiệu để giao tiếp. Theo kế hoạch ban đầu, cô gái sẽ phải ở lại 5 – 7 ngày để chờ hồi phục sau ca phẫu thuật, nhưng chỉ sau 4 ngày cô gái đã trở về Anh.

Trên chuyến bay trở về nước sau ca phẫu thuật, cô Geohagan ở trong trạng thái quỳ gối suốt 4 tiếng đồng hồ để giữ cho phần bụng không bị gập lại và tránh được những cơn đau.

“Tôi rất mừng với kết quả sau ca phẫu thuật. Nhưng khi hỏi tôi có giới thiệu dịch vụ cho bạn bè hay không, tôi nói là không nên. Nếu bạn muốn đi, hãy mang theo ai đó biết ngôn ngữ Thổ Nhĩ Kỳ”, Tribune News Service dẫn lời cô Geohagan.

Bùng nổ du lịch y tế

Trong bối cảnh hiện nay khi lệnh hạn chế đi lại trên khắp thế giới gần như đã được xóa bỏ, giới chuyên gia y tế cho rằng ngành du lịch y tế phục vụ nhu cầu làm đẹp như cô Geohagan sẽ lại nở rộ. Nhiều bệnh nhân bị hấp dẫn bởi chi phí làm phẫu thuật rẻ hơn trong nước, và còn có cơ hội đi du lịch. Nhưng theo các chuyên gia, việc trở về nước nhà quá sớm sau ca phẫu thuật tiềm ẩn nhiều rủi ro.

“Tôi tin chúng ta sẽ có thêm nhiều khách du lịch y tế, và thậm chí có số lượng còn đông hơn trước thời kỳ dịch bệnh Covid-19 xuất hiện”, ông Renato Saltz, thành viên Hiệp hội Phẫu thuật thẩm mỹ Quốc tế (ISAPS), nhận định.

Nói về độ an toàn làm phẫu thuật ở nước ngoài, ông Saltz cho rằng, “Các bạn có thể đi bất cứ nơi nào. Cần đảm bảo là tới được nơi có bác sĩ phẫu thuật được đào tạo bài bản và đáng tin”.

Trên thực tế, ngành du lịch y tế từng rất phát triển trước khi dịch bệnh Covid-19 hoành hành và lây lan khắp thế giới.

Điển hình, theo điều tra vào năm ngoái của Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh Mỹ, hơn 3 triệu công dân nước này đã tham gia các chuyến du lịch y tế ra nước ngoài vào năm 2016.

Nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Du lịch Y tế thuộc Đại học Incarnate Word tại bang Texas của Mỹ cho thấy, khả năng hơn 2 triệu người Mỹ sẽ tới Mexico vào năm 2023 theo dạng du lịch y tế. Bởi chi phí làm răng và phẫu thuật thẩm mỹ ở Mexico rẻ hơn so với ở Mỹ là từ 25 – 35%.

Ông Enrique Cedillo, chuyên gia phẫu thuật thẩm mỹ ở Mexico, cho biết ông nhận thấy số lượng bệnh nhân người Mỹ tới Mexico đang gia tăng trong năm nay. Chi phí thấp hơn là một trong những lý do chính khiến người Mỹ quyết định di chuyển sang Mexico làm đẹp, theo ông Cedillo.

“Tôi có những bệnh nhân đến từ New York hay Los Angeles. Với tôi chuyện này thật buồn cười, bởi đó là những thủ phủ của ngành phẫu thuật thẩm mỹ”, ông Cedillo cho biết.

Vì sao sống ở 'thiên đường' phẫu thuật thẩm mỹ, người Mỹ vẫn ra nước ngoài làm đẹp?
Hàn Quốc được biết tới là thiên đường phẫu thuật thẩm mỹ ở châu Á. (Ảnh: Reuters)

Ngoài Mexico hay Brazil, một số quốc gia châu Á như Thái Lan hay Hàn Quốc cũng trở thành điểm đến phổ biến đối với những người có nhu cầu làm đẹp. Theo điều tra toàn cầu của ISAPS vào năm 2020, Nhật Bản là quốc gia thực hiện số ca phẫu thuật thẩm mỹ nhiều thứ 4 trên thế giới.

Phẫu thuật thẩm mỹ ở các nước châu Á hiện được đánh giá có chất lượng cao, và giá thành rẻ hơn nhiều so với làm đẹp ở châu Âu hay tại Mỹ.

Như ở Thái Lan, Trung tâm Y tế Bangkok giới thiệu nhiều gói dịch vụ cho bệnh nhân bao gồm thuốc men, phòng phẫu thuật cùng các dịch vụ liên quan với giá chỉ bằng một phần của Mỹ. Cụ thể, chi phí căng da mặt ở Mỹ có giá trung bình là 8.000 USD, đắt hơn so với khoản tiền 6.800 USD cho nâng cơ mặt và cổ được thực hiện ở Trung tâm Y tế Bangkok.

Song theo ông Saltz, bệnh nhân cần lưu ý tới chi phí dành cho đi lại và các khoản phụ thu nhất là khi giá vé máy bay đã tăng lên đáng kể từ năm 2019.

Ông David Vequist, nhà sáng lập kiêm Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Du lịch y tế thuộc Đại học Incarnate Word tại bang Texas, cho rằng nhu cầu ra nước ngoài làm phẫu thuật thẩm mỹ sẽ còn gia tăng trong thời gian tới. Bởi nhiều người chọn hình thức du lịch y tế để được ra khỏi nhà sau hơn 2 năm thế giới đóng cửa để phòng chống dịch bệnh Covid-19.

Điều này đúng với cặp chị em song sinh Stacey và Darcey Silva, hai ngôi sao truyền hình thực tế nổi tiếng của chương trình 90 Day Fiancé được chiếu trên TLC.

Theo đó, hai chị em nhà Silva đã tới Thổ Nhĩ Kỳ vào tháng 2/2021 để thực hiện hàng loạt ca phẫu thuật thẩm mỹ. Hai ngôi sao nổi tiếng đã dành một tháng di chuyển giữa Bodrum và Istanbul để thực hiện phẫu thuật răng, mũi, môi, ngực và hút mỡ.

"Chúng tôi từng phẫu thuật ở Miami và Beverly Hills trước đây, nhưng tôi cảm thấy tới Thổ Nhĩ Kỳ mới là trọn bộ với chúng tôi. Chúng tôi muốn thăm thú một quốc gia mới, gặp những con người mới. Đây là một chuyến đi nghỉ và sẽ là một trong những kỷ niệm đẹp nhất mà chúng tôi có với nhau với tư cách hai chị em song sinh. Dịch vụ ở đây đỉnh cao, đáng 5 sao”, cô Darcey (47 tuổi) chia sẻ.

Cũng theo các nhà nghiên cứu, mạng xã hội đang có tầm ảnh hưởng lớn lôi kéo thêm nhiều người tham gia lĩnh vực du lịch y tế mà đặc biệt là phẫu thuật thẩm mỹ để có được vẻ ngoài giống với người nổi tiếng.

Nguy cơ tiềm ẩn

Việc di chuyển sớm sau ca đại tu nhan sắc cũng tiềm ẩn nguy cơ gây ảnh hưởng tới sức khỏe bệnh nhân.

Theo ISAPS, ngồi quá lâu trên máy bay hoặc trên ô tô có thể làm tăng nguy cơ gây cục máu đông ở chân và phổi. Các chuyên gia đồng thời khuyến cáo sau phẫu thuật, bệnh nhân không nên vận động và tham gia các hoạt động vui chơi cuối tuần như bơi lội, tắm nắng hay uống rượu.

Vì sao sống ở 'thiên đường' phẫu thuật thẩm mỹ, người Mỹ vẫn ra nước ngoài làm đẹp?
Hai ngôi sao truyền hình thực tế Mỹ thực hiện hàng loạt ca phẫu thuật thẩm mỹ ở Thổ Nhĩ Kỳ. (Ảnh: Tribune News Service)

Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh Mỹ cũng khuyến cáo những người tham gia dịch vụ du lịch y tế có nguy cơ rơi vào tình trạng kháng thuốc kháng sinh như tại một số nước, hoặc bị dùng thuốc giả và chất lượng y tế thấp.

Song ông Vequist khẳng định, dường như không có bằng chứng cho thấy phẫu thuật thẩm mỹ ở nước ngoài tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn so với thực hiện ở Mỹ, dù báo chí từng đăng tải một số câu chuyện rùng rợn.

Điển hình, cô Sivan Himmelman sinh sống ở thành phố Los Angeles của Mỹ cho biết tới hiện tại, cô vẫn đang trong quá trình phục hồi sau ca phẫu thuật thẩm mỹ vào năm 2019.

Người phụ nữ (40 tuổi) đã tới Mexico để hút mỡ và nâng ngực sau khi xem hình ảnh quảng cáo bắt mắt trên Instagram của một cơ sở thẩm mỹ. Chi phí cô Himmelman chi trả là hơn 6.000 USD.

Tuy nhiên, thay vì ở phòng hậu phẫu 5 đêm, cô Himmelman phải ở lại đây tới 10 đêm do bị biến chứng. Và tổng chi phí sau phẫu thuật thẩm mỹ lên tới 25.000 USD, trong khi kết quả làm đẹp lại không được như ý.

Do đó, theo các chuyên gia, thay vì chỉ nhìn hình ảnh quảng cáo trên mạng, bệnh nhân cần phải tìm hiểu kỹ trước khi đặt chân tới phòng khám, hay gặp bác sĩ thẩm mỹ.

“Đừng để bản thân bị thu hút chỉ vì hình ảnh trên mạng của các trang làm đẹp”, ông Saltz nhấn mạnh.

Minh Thu (lược dịch)

Theo infonet.vietnamnet.vn
https://infonet.vietnamnet.vn/the-gioi/vi-sao-nguoi-my-khong-phau-thuat-tham-my-trong-nuoc-ma-ra-nuoc-ngoai-414384.html
Copy Link
https://infonet.vietnamnet.vn/the-gioi/vi-sao-nguoi-my-khong-phau-thuat-tham-my-trong-nuoc-ma-ra-nuoc-ngoai-414384.html
Bài liên quan
Nổi bật Việt Báo
  • Ám ảnh cảnh giết mổ, chủ quán ở Đồng Nai nghỉ bán, 'trả tự do' cho 16 con chó
    Không muốn các con thấy cảnh giết mổ, chủ quán ở Đồng Nai thường dậy sớm làm thịt chó. Mới đây, anh quyết định nghỉ bán, chuyển nghề sau nhiều năm sống trong ám ảnh.
  • Phát triển du lịch văn hóa nhìn từ thực tiễn sống động tại TP.HCM
    Biểu tượng (logo) của ngành du lịch TP.HCM là hình ảnh chợ Bến Thành, kết hợp cùng khẩu hiệu (slogan) “Vibrant Ho Chi Minh City - TP.HCM Sống động”, phủ lên dải quang phổ đa sắc màu. Nếu hình dung bức tranh du lịch TP.HCM qua sự phong phú màu sắc như thế, thì ở đó, không thể thiếu thực tiễn sống động của du lịch văn hóa - mũi nhọn trong chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa hiện nay, dựa trên các giá trị đặc sắc của vùng đất đa dạng văn hóa, giàu tài nguyên du lịch văn hóa.
  • Malaysia được coi như cửa ngõ tiến vào thị trường Đông Nam Á
    Với nền kinh tế đa dạng, cơ sở hạ tầng tiên tiến và vị trí chiến lược tại trung tâm ASEAN, Malaysia được coi là cửa ngõ cho các doanh nghiệp muốn tận dụng tiềm năng của thị trường khu vực.
  • Cần bao nhiêu điểm IELTS để du học?
    IELTS là một trong những chứng chỉ tiếng Anh phổ biến và quan trọng nhất dành cho các bạn trẻ muốn du học. Đây không chỉ là tấm vé thông hành giúp bạn chứng minh năng lực ngôn ngữ mà còn là yếu tố quyết định bạn có đủ điều kiện nhập học tại các quốc gia như Úc, Canada, Mỹ, Anh, và New Zealand hay không. Tuy nhiên, mức điểm yêu cầu lại không giống nhau giữa các quốc gia, các trường và thậm chí là từng chương trình học.
  • Thanh Hóa yêu cầu làm rõ việc 'có điện người dân vẫn phải đun bếp củi'
    UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có văn bản giao kiểm tra, làm rõ nội dung VietNamNet phản ánh việc người dân ở xã Hà Sơn, huyện Hà Trung sử dụng điện yếu, không thể vận hành các thiết bị, thậm chí phải đun bếp củi.
Đừng bỏ lỡ
Vì sao sống ở 'thiên đường' phẫu thuật thẩm mỹ, người Mỹ vẫn ra nước ngoài làm đẹp?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO