Vì sao người Nhật Bản có Tết Nguyên đán nhưng lại chọn Tết Dương lịch là tết chính ?

Ngọc Ánh (T/H)| 07/02/2024 23:00

Nhật Bản trước đây cũng đón năm mới theo âm lịch, như Việt Nam và một số nước Châu Á khác nhưng kể từ năm 1873 đến nay lại đón Tết theo lịch dương.

Mặc dù đón Tết theo lịch của phương Tây nhưng ngày Tết ở Nhật Bản vẫn mang đậm nét văn hóa truyền thống phương Đông.

Ở Nhật Bản, người ta tin rằng có một vị thần tên là Toshigami-sama sẽ ghé thăm từng nhà vào đầu năm mới và mang lại may mắn và sinh lực cho cả năm. Năm mới của người Nhật được tổ chức cho vị thần này.

Tết ở Nhật Bản và những phong tục thú vị có thể bạn chưa biết

Từ xưa, người dân Nhật đã sử dụng lịch của người Trung Quốc, giống Việt Nam và nhiều quốc gia châu Á khác. Từ năm 1844 đến năm 1872, người Nhật tổ chức đón Tết theo lịch Thiên Bảo.

Ngày 03 tháng 12 năm 1872 (năm Minh Trị thứ 5), chính phủ Nhật Bản quyết định sửa thành ngày 01 tháng 01 năm 1873 (năm Minh Trị thứ 6) và từ đó người dân phải điều chỉnh lễ hội đón năm mới của họ theo lịch mới, tức là đón Tết vào ngày 01 tháng 01 hàng năm theo lịch dương - lịch của người châu Âu.

Vì sao chính phủ Nhật Bản lại quyết định đón Tết theo lịch dương?

Việc thay đổi lịch đã giúp chính phủ không phải trả khoản lương tháng thứ 13 cho công chức, vì tính theo lịch cũ thì năm Minh Trị thứ 6 có tháng 6 là tháng nhuận. Đón Tết theo lịch mới giảm được ngày nghỉ, tăng sản lượng lao động quốc gia.

Ngoài ra, có một lý khác là vào thế kỷ 19, Nhật Bản đã phải đối mặt với nhiều vấn đề lớn như họ đã ký các hiệp ước không có lợi với Mỹ, cũng như tình hình thế giới lúc đó các nước phương Tây đang tìm cách mở rộng đô hộ các nước nhỏ.

Nhật Bản nhận thấy rằng phương Tây đã phát triển vượt bậc so với châu Á, để tránh bị đô hộ, Nhật Bản cần thoát khỏi ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc và phải vươn mình trở thành một quốc gia hùng mạnh.

Nhật Bản muốn đuổi kịp phương Tây và đứng trong hàng ngũ các nước văn minh trên thế giới.

Sự Thật Thú Vị Về Tết Trung Thu Nhật Bản - Otsukimi

Vì vậy, việc thay đổi lịch truyền thống sang dương lịch, thay đổi thời gian đón Tết cổ truyền sang Tết dương lịch cũng như phương Tây hóa nền văn hóa là cách để Nhật Bản trở thành một cường quốc phát triển giống phương Tây.

Ngoài một vài điểm khác biệt, Tết dương lịch ở Nhật Bản được cho là vẫn lưu giữ được nhiều nét truyền thống của Tết âm lịch.

Từ khi chuyển sang đón Tết theo dương lịch, người Nhật ít tặng nhau búp bê Daruma. Daruma hiện tại thường chỉ được coi như một vật trang trí, biểu tượng của sự may mắn trong năm mới.

Bí mật ít ai biết về búp bê Daruma: Đốt cháy sau khi đạt được ước nguyện -  WOM JAPAN

Vì khi còn ăn Tết Âm người ta thường tặng cho nhau những con búp bê Daruma chưa được tô mắt. Người được tặng sẽ tô một bên mắt cho búp bê, thể hiện ý chí và sự tập trung hoàn thành mục tiêu. Nếu mục tiêu đã đạt được, chủ nhân sẽ tô nốt bên mắt cho còn lại cho Daruma.

Trên mâm cơm ngày Tết, người Nhật vẫn chuẩn bị các món ăn không thể thiếu như hạt dẻ, tôm, đậu đen, củ sen, bánh gạo…

Món ăn ngày Tết tại Nhật Bản có gì?

Ở Nhật Bản, người lớn vẫn tặng tiền lì xì cho trẻ con vào Tết dương lịch. Rung 108 tiếng chuông vào đêm giao thừa, đi thăm đền chùa trong 3 ngày đầu tiên của năm mới là các nghi thức không thể thiếu đối với người Nhật cho dù cho có đón Tết theo lịch âm hay lịch dương.

Bài liên quan
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Vì sao người Nhật Bản có Tết Nguyên đán nhưng lại chọn Tết Dương lịch là tết chính ?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO