Vì sao loại mìn tự chế EFP nguy hiểm?

21/11/2023 14:51

Thiết bị nổ tự chế có hàng trăm kiểu, không giống như các thiết bị sản xuất hàng loạt nên lâu nay vẫn rất khó tìm ra phương pháp đối phó hiệu quả với chúng. Trong đó, thiết bị nổ tự chế sử dụng đầu nổ xuyên thấu tự định hình (còn gọi là EFP) luôn được coi là nỗi kinh hoàng của xe bọc thép trên đường hành quân.

EFP là một loại mìn tự chế cài vệ đường, ứng dụng nguyên lý nổ lõm, gồm một đoạn ống kim loại cỡ lớn được hàn kín một đầu và nhồi đầy thuốc nổ. Ống kim loại này cũng có thể được chế tạo từ những đồ dùng quen thuộc như lon cà phê, hũ đựng thực phẩm hoặc nồi bếp. Đầu ống còn lại hướng về mục tiêu, được lắp một đĩa kim loại lõm, thường làm từ thép hoặc đồng.

Thiết bị nổ tự chế EFP có thể tiêu diệt cả những loại xe chống mìn hiện đại nhất, thậm chí cả xe tăng chiến đấu chủ lực. Ảnh: Task & Purpose

Khi mìn được kích hoạt, khối thuốc nổ trong ống thép sẽ làm biến dạng đĩa kim loại phía trước thành hình một đầu đạn và bắn nó đi với tốc độ lên tới 2km/giây. Với tốc độ này, đầu đạn có thể xuyên phá lớp giáp thép dày bằng một nửa đĩa kim loại ban đầu.

Các loại mìn tự chế thông thường khó có khả năng vô hiệu hóa xe thiết giáp, nhưng EFP mạnh đến mức có thể tiêu diệt cả những loại xe chống mìn hiện đại nhất, thậm chí cả xe tăng chiến đấu chủ lực. Nó có thể gây sát thương trong phạm vi hàng chục mét, song phát huy hiệu quả nhất ở khoảng cách gần hoặc khi phát nổ phía dưới mục tiêu.

Vì sao loại mìn tự chế EFP nguy hiểm? Nguồn: Alford Technologies

Đáng chú ý, thay vì gây nổ bằng cách giật dây hoặc chập điện, EFP được điều khiển nổ bằng các thiết bị từ xa hay thiết bị hồng ngoại.

THẾ TRUYỀN (theo Business Insider)

Bài liên quan
  • Xe dò-phá mìn 15M107 Listva của Nga
    Xe dò-phá mìn 15M107 Listva được Phòng thiết kế Ryazan Globus phát triển và Nhà máy dụng cụ Krasnodar Cascad chế tạo cho Lực lượng Tên lửa chiến lược Nga.
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Vì sao loại mìn tự chế EFP nguy hiểm?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO