Xem thêm: Đường sắt cao tốc Bắc - Nam trị giá hơn 58 tỷ USD đi qua những tỉnh nào?
Theo đại diện Bộ Giao thông Vận tải, dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam có tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 58,71 tỉ USD, được xây mới toàn tuyến và xây dựng độc lập, không giao cắt với đường bộ, sẽ giúp giảm tối đa vụ tai nạn tại điểm giao cắt giữa đường sắt và đường bộ như hiện nay.
Trong giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi, liên danh tư vấn Tedi Tricc - Tedi South (đơn vị được Bộ Giao thông Vận tải ủy quyền) đã đưa ra nhiều công nghệ cho dự án Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam để các chuyên gia và nhà quản lý cùng nghiên cứu, lựa chọn.
Theo tư vấn, hiện nay, bên cạnh loại tàu cao tốc chạy trên ray (tốc độ 200-350km/h) còn có 2 công nghệ tàu cao tốc khác là tàu Maglev chạy trên đệm từ trường và tàu Hyperloop chạy trong ống.
Xem thêm: Đường sắt cao tốc Bắc-Nam chênh 32 tỷ USD: Các chuyên gia nói gì?
Trong đó, tàu Maglev không có bánh, chạy trên đệm từ trường, có vận tốc 400-600km/h. Đây là vận tốc tương đương với vận tốc của máy bay. Tuy nhiên, công nghệ tàu này chi phí tốn kém và phát sinh sự cố về an toàn nên hiện ít được sử dụng. Theo thống kê, hiện chỉ có 3 quốc gia trên thế giới có tàu Maglev là Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc.
Tàu Hyperloop là công nghệ tàu cho tốc độ cực kỳ ấn tượng khi có thể đạt tới vận tốc từ 900-1.200km/h nhờ chạy trong ống thay vì trên đường ray hay đệm từ trường. Nhưng do tốc độ quá cao, công nghệ tàu này vẫn đang được đặt ra nhiều nghi vấn về mức độ an toàn và tính hiệu quả. Hiện mới có Mỹ và UAE áp dụng công nghệ tàu Hyperloop nhưng vẫn ở mức độ thử nghiệm.
Xem thêm: Các nước đầu tư, khai thác đường sắt tốc độ cao thế nào?
Do đó, công nghệ tàu cao tốc chạy trên đường ray vẫn được đánh giá là phù hợp nhất để áp dụng cho dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.
Đối với công nghệ tàu chạy trên đường ray, hiện nay cũng đang chia ra hai xu hướng là công nghệ cho tàu tốc độ cao chạy trên ray là công nghệ động lực tập trung (áp dụng ở Pháp, Đức, Hàn Quốc) và công nghệ động lực phân tán (áp dụng ở Nhật, Trung Quốc...). Đơn vị tư vấn đề xuất lựa chọn đoàn tàu động lực phân tán (EMU). Đây cũng chính là công nghệ đang được sử dụng cho tàu cao tốc Shinkansen ở Nhật Bản.
Theo đơn vị tư vấn, công nghệ EMU được đánh giá có nhiều ưu điểm hơn như hệ số an toàn, sức chở lớn, tiêu thụ ít điện năng... đang là xu hướng được nhiều nước phát triển lựa chọn. Điển hình là tàu Shinkansen tại Nhật Bản. Đây là công nghệ không sử dụng sức kéo - đẩy tập trung ở hai đầu đoàn tàu mà phân bổ đều trên các toa xe được gắn động cơ.
Xem thêm:“Tàu viên đạn” Shinkansen, niềm tự hào của đường sắt Nhật Bản
Để có thể áp dụng công nghệ tàu EMU, tuyến đường sắt sẽ phải có 2 làn ray thay vì 1 làn như đường sắt cũ. Chiều rộng mỗi làn ray là 1.435mm, rộng hơn 435mm so với đường ray cũ. Đây là yếu tố quan trọng để tăng vận tốc và độ an toàn của đoàn tàu khi di chuyển với tốc độ tối đa là 350km/h. Đây là vận tốc lớn hơn rất nhiều so với tốc độ của tàu Bắc - Nam hiện nay chỉ khoảng 70-90km/h.
Với tốc độ đó, tàu công nghệ EMU sẽ chỉ mất 1 tiếng 20 phút để di chuyển từ Hà Nội vào Vinh (tàu Thống nhất hiện nay mất 5 tiếng 30 phút) và chỉ mất 1 tiếng 35 phút để di chuyển từ TP.Hồ Chí Minh đi Nha Trang so với 8 tiếng mà tàu Thống Nhất hiện nay cần.
Xem thêm: 8 con tàu cao tốc nhanh nhất trên thế giới
Xem thêm: Đường sắt cao tốc Bắc-Nam chênh 32 tỷ USD: Các chuyên gia nói gì?