Theo Sinchew, tại Đêm hội Weibo vào ngày 13/1, Dương Mịch được trao giải Ngôi sao từ thiện của năm. Đứng trên sân khấu phát biểu, nữ diễn viên nghẹn ngào chia sẻ về dự án hỗ trợ trẻ em tự kỷ và các hoạt động vì cộng đồng của mình.
Tuy nhiên, cư dân mạng đã thể hiện sự bất bình khi Dương Mịch nhận giải thưởng này. Họ tố nữ diễn viên này giả tạo, không thật lòng khi phát hiện cô liên tục liếc nhìn máy nhắc chữ trong lúc phát biểu.
Trước đó, với "lịch sử đen" thất tín và quỵt tiền từ thiện, Dương Mịch không xứng đáng nhận giải thưởng thiện nguyện. Họ nhắc lại scandal lừa gạt tiền từ thiện cùng màn chối bỏ trách nhiệm của Dương Mịch năm xưa.
Tại Trung Quốc, giải thưởng từ thiện được xếp vào nhóm tối cao và uy tín. Vì vậy, không chỉ Dương Mịch, cộng đồng mạng cũng chỉ trích ban tổ chức Đêm hội Weibo có tiêu chuẩn quá dễ dãi trong việc chọn người vinh danh.
Vụ bê bối lừa gạt từ thiện của Dương Mịch bắt nguồn từ lời hứa của cô vào tháng 10/2025. Thời điểm đó, cô đang quảng bá bộ phim Tôi là nhân chứng ở Thành Đô. Dương Mịch đưa ra lời hứa hẹn sẽ quyên góp cho trường giáo dục đặc biệt ở đây 100 gậy và 50 máy đánh chữ dành cho trẻ em mù.
Sau 3 năm, nữ diễn viên này vẫn không thực hiện lời hứa. Sau đó, người đại diện tên là Lý Manh đã lên tiếng tố cáo Dương Mịch dối trá và lợi dụng từ thiện để đánh bóng tên tuổi.
Trước cáo buộc quỵt tiền từ thiện, phía Dương Mịch khẳng định đã chuyển tiền mua đồ dùng cho trẻ khuyết tật, đổ lỗi cho Lý Manh ăn chặn ở giữa. Tuy nhiên, nữ diễn viên không đưa ra được bằng chứng thuyết phục.
Sự việc gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới hình ảnh của Dương Mịch. Cô bị chỉ trích thậm tệ. Hàng loạt tờ báo uy tín nhất Trung Quốc Nhật báo Thanh niên, Tân Hoa Xã, Nhân Dân nhật báo... đều lên tiếng phê bình Dương Mịch theo đuổi giá trị ảo quá đà, thiếu đạo đức nghề nghiệp.
6 năm sau khi bê bối bị vỡ lở, ngôi sao Hộc Châu phu nhân luôn bị lấy làm ví dụ cho việc nghệ sĩ lừa dối trong việc thiện nguyện. Đây cũng là "vết nhơ" không thể xóa bỏ trong sự nghiệp của Dương Mịch.
Theo Gia Đình Việt Nam