Vì sao cứ đến hè lại xảy ra nhiều vụ chập điện? Nguyên nhân chủ yếu từ thói quen phổ biến gặp ở nhiều nhà

19/06/2024 20:40

Nhiều vụ chập điện nguy hiểm thậm chí dẫn tới hoả hoạn nghiêm trọng xảy ra khiến nhiều gia đình phải suy nghĩ lại về thói quen sử dụng điện, đặc biệt là vào mùa hè.

Vừa qua trên địa bàn thủ đô Hà Nội nói chung hay trên cả nước nói riêng, xảy ra nhiều vụ hoả hoạn, trong số đó, có nhiều vụ để lại thiệt hại nghiêm trọng về người và của. Nguyên nhân chủ yếu của những vụ hoả hoạn được xác định đa phần do sự cố chập điện tại các hộ gia đình, nhà xưởng… Ví dụ như vụ việc mới đây nhất xảy ra ở thành phố Bắc Giang. Công an địa phương thông tin, vụ cháy xảy ra tại nhà dân, khiến 3 người không qua khỏi. Qua khám nghiệm hiện trường, nguyên nhân ban đầu được xác định do đường dây điện chuyển nguồn cho điều hoà bị quá tải.

Vì sao cứ đến hè lại xảy ra nhiều vụ chập điện? Nguyên nhân chủ yếu từ thói quen phổ biến gặp ở nhiều nhà-1Vì sao cứ đến hè lại xảy ra nhiều vụ chập điện? Nguyên nhân chủ yếu từ thói quen phổ biến gặp ở nhiều nhà-2Hình ảnh tại vụ hoả hoạn xảy ra ở TP.Bắc Giang do đường điện điều hoà quá tải (Ảnh Công an Bắc Giang)

Nhiều người thắc mắc, vậy tại sao cứ đến hè, số lượng các vụ chập điện lại gia tăng đến vậy. Trên thực tế, Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) chỉ ra, chập điện có thể xảy ra vào bất cứ thời điểm nào trong năm, dù là mùa đông hay là mùa hè. Tuy nhiên, đúng là vào mùa hè hay những ngày nắng nóng cao điểm, nguy cơ sẽ cao hơn do nhu cầu sử dụng các thiết bị điện của người dân lúc này cũng tăng cao.

Đặc biệt là khi các thiết bị phục vụ nhu cầu làm mát như quạt, điều hoà, tủ lạnh, hay máy phát, được các gia đình sử dụng liên tục với công suất lớn. Điều này vô tình khiến các thiết bị nói riêng cũng như hệ thống điện nói chung phải chịu quá tải, từ đó dễ dần tới chập điện. Ngoài ra vào những ngày mưa dông, có sấm sét cũng tiềm ẩn nguy cơ xảy ra các vụ cháy, nổ do diện và sét đánh.

Vì sao cứ đến hè lại xảy ra nhiều vụ chập điện? Nguyên nhân chủ yếu từ thói quen phổ biến gặp ở nhiều nhà-3Vì sao cứ đến hè lại xảy ra nhiều vụ chập điện? Nguyên nhân chủ yếu từ thói quen phổ biến gặp ở nhiều nhà-4Vào mùa hè, nhu cầu sử dụng thiết bị điện tại các gia đình tăng cao, đặc biệt là dùng nhiều thiết bị làm mát, từ đó nguy cơ xảy ra chập điện là cao hơn (Ảnh minh hoạ)

Chính bởi vậy, các cơ quan PCCC, lãnh đạo địa phương hay EVN luôn gia sức tuyên truyền các gia đình, đặc biệt vào mùa hè, cũng nên cân đối sử dụng các thiết bị điện trong nhà sao cho hợp lý, vừa phải và an toàn. Không nên sử dụng quá nhiều thiết bị điện chạy công suất cao cùng lúc và liên tục cả ngày. Thay vào đó, phân bổ thời gian và không gian sử dụng.

Có như vậy, thiết bị điện cũng như hệ thống điện, lưới điện chung mới được giảm tải, từ đó hạn chế xảy ra sự cố chập cháy nguy hiểm.

Vì sao cứ đến hè lại xảy ra nhiều vụ chập điện? Nguyên nhân chủ yếu từ thói quen phổ biến gặp ở nhiều nhà-5Ảnh minh hoạ

Các lưu ý sử dụng điện an toàn vào mùa hè
1. Sử dụng điều hoà hợp lý

Lưu ý đầu tiên liên quan đến thiết bị được sử dụng nhiều nhất trong những ngày nắng nóng cao điểm, đó chính là điều hoà. Người dùng không nên cài đặt điều hoà ở chế độ quá thấp với mục đích làm mát nhanh, làm mát sâu.

Nhiệt độ lý tưởng nhất cho điều hoà là 25 độ C trở lên. Khi mới khởi động thiết bị, người dùng có thể cài đặt 23 độ rồi điều chỉnh dần. Việc đồng loạt cài đặt nhiệt độ điều hoà quá thấp sẽ khiến thiết bị phải phát huy công suất tối đa, từ đó dễ dẫn đến quá tải, chập cháy.

Điều hoà hoạt động công suất lớn có thể gián tiếp dẫn đến tình trạng vượt tải của hệ thống điện hay dây dẫn điện trong nhà, khi gia đình đang cùng lúc sử dụng đồng loạt nhiều thiết bị khác. Bên cạnh đó, lượng điện năng gia đình tiêu thụ cũng đạt mức cao, tuổi thọ của điều hoà cũng bị suy giảm.

Vì sao cứ đến hè lại xảy ra nhiều vụ chập điện? Nguyên nhân chủ yếu từ thói quen phổ biến gặp ở nhiều nhà-6Ảnh minh hoạ

Các gia đình còn cần phân bổ thời gian sử dụng điều hoà sao cho hợp lý. Thay vì bật liên tục 24/24, chỉ nên bật vào các khung giờ cao điểm như khung giờ trưa chiều và buổi đêm khi đi ngủ.

2. Thay thế thiết bị điện đã hỏng hóc, quá cũ
Với mọi thiết bị hay đường dây dẫn điện quan trọng trong gia đình, người dùng nên tiến hành kiểm tra thường xuyên, đặc biệt nếu gia đình đang sử dụng nhiều thiết bị đã có tuổi thọ đã quá nhiều năm. Khi phát hiện hư hỏng hay tình trạng quá cũ, nên tiến hành thay mới thay vì cố gắng sửa chữa, chấp vá không đảm bảo.

Các thiết bị điện cũng nên được lắp đặt các thiết bị bảo vệ như cầu chì, công tắc, cầu dao, aptomat hay rơle tự đóng ngắt điện, chống quá tải.

3. Không sạc thiết bị tiêu thụ điện qua đêm
Một số thiết bị tiêu thụ điện như điện thoại, xe máy điện, xe đạp điện, máy tính xách tay, tốt nhất không nên sạc qua đêm. Việc sạc điện qua đêm tiềm ẩn nguy cơ người dùng không kịp xử lý trong trường hợp xảy ra sự cố chập điện.

Vì sao cứ đến hè lại xảy ra nhiều vụ chập điện? Nguyên nhân chủ yếu từ thói quen phổ biến gặp ở nhiều nhà-7Vì sao cứ đến hè lại xảy ra nhiều vụ chập điện? Nguyên nhân chủ yếu từ thói quen phổ biến gặp ở nhiều nhà-8Ảnh minh hoạ

4. Không tự ý câu, móc, đấu nối dây điện tuỳ tiện
Nhiều gia đình thường tự ý câu, móc, đấu nối dây điện mà không có sự hỗ trợ hay kiểm tra từ các thợ kỹ thuật chuyên nghiệp, đây là việc làm rất không nên. Bởi về cơ bản, nó có thể đáp ứng nhu cầu sử dụng trong thời gian nhất định, song lại không đảm bảo về các yếu tố an toàn kỹ thuật điện.

5. Ngắt điện các thiết bị khi không sử dụng
Lưu ý thứ 5 cũng rất nhiều người dùng bỏ quên, đó chính là ngắt điện các thiết bị điện trong nhà khi không có nhu cầu sử dụng. Trong vài giờ hoặc vài ngày khi gia đình không có người, điều này lại càng nên thực hiện. Người dùng có thể ngắt điện hoặc ngắt cầu dao, tắt aptomat. Điều này không chỉ giúp bảo vệ ngôi nhà mà còn giúp tiết kiệm phần nào chi phí điện.

Vì sao cứ đến hè lại xảy ra nhiều vụ chập điện? Nguyên nhân chủ yếu từ thói quen phổ biến gặp ở nhiều nhà-9Ảnh minh hoạ

Ngoài những lưu ý về sử dụng thiết bị điện, hiện nay, các cấp chính quyền địa phương vẫn luôn gia sức tuyên truyền các gia đình nên chủ động trang bị kiến thức, kỹ năng cũng như các công cụ PCCC để sử dụng trong các tình huống khẩn cấp. Các công trình nhà ở có lưới sắt, lồng sắt, chuồng cọp cần bổ sung cửa thoát hiểm, lối thoát hiểm thứ 2. Các công cụ phá dỡ, thoát nạn cần thiết có thể kể tới như thang dây, búa kháng lực, bình cứu hoả, mặt nạ phòng độc... Và đặc biệt không bố trí đồ vật cản trở đường, lối cửa thoát nạn, nhất là các vật dụng dễ cháy.

Theo Người đưa tin

Theo tintuconline.com.vn
https://tintuconline.com.vn/meo-vat/vi-sao-cu-den-he-lai-xay-ra-nhieu-vu-chap-dien-nguyen-nhan-chu-yeu-tu-thoi-quen-pho-bien-gap-o-nhieu-nha-n-602907.html
Copy Link
https://tintuconline.com.vn/meo-vat/vi-sao-cu-den-he-lai-xay-ra-nhieu-vu-chap-dien-nguyen-nhan-chu-yeu-tu-thoi-quen-pho-bien-gap-o-nhieu-nha-n-602907.html
Bài liên quan
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Vì sao cứ đến hè lại xảy ra nhiều vụ chập điện? Nguyên nhân chủ yếu từ thói quen phổ biến gặp ở nhiều nhà
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO