Vì sao bánh trôi nước không thể thiếu vào ngày Tết Nguyên Tiêu?

Ngọc Ánh (T/H)| 23/02/2024 20:00

Tết Nguyên Tiêu (ngày Rằm tháng Giêng, đêm rằm đầu tiên của năm mới) là một ngày lễ quan trọng trong đời sống tâm linh người Việt, ngày này trên mâm cúng của gia đình nào cũng không thể thiếu chén bánh trôi nước. Vậy tại sao bánh trôi nước lại không thể thiếu vào ngày này?

Rằm tháng Giêng hay còn được gọi là Tết Nguyên Tiêu là một trong những ngày rằm quan trọng đầu năm với người Việt. Khởi đầu suôn sẻ, mọi điều bình an cũng là một phần ước nguyện được người người gửi gắm trong ngày này bởi theo quan niệm của người xưa, cúng lễ cả năm cũng không bằng rằm tháng Giêng.

Rằm tháng Giêng cố kỵ những điều này để tránh xui xẻo, cầu bình an

Mỗi món trong mâm cúng rằm tháng Giêng đều mang những ý nghĩa riêng biệt, không thể thiếu trong mâm cúng ngày rằm, bánh trôi hay còn được biết đến với tên gọi khác là chè trôi nước. Bánh trôi thể hiện cho mong muốn mọi việc trong năm mới đều được hanh thông, trôi chảy.

Bánh trôi: Món ăn gợi nhớ mùa Đông Hà Nội | Tin nhanh chứng khoán

Nhân bánh có thể bằng các loại hoa quả nhưng chủ yếu làm từ đậu xanh đảo cùng dừa sợi, bên ngoài lấy bột gạo nếp gói thành từng viên tròn, rồi nấu chín, ăn dẻo dẻo, ngọt ngọt thơm thơm rất ngon miệng.

Top hơn 38 bài viết: cách làm nhân bánh trôi nước mới nhất - lagroup.edu.vn

Sự tích bánh trôi trong ngày Nguyên tiêu được lưu truyền ở Trung Quốc thế này: Thời nhà Hán, có một cô gái là thợ làm bánh trôi phục vụ trong cung vua. Cô rất khéo tay nên thường được giữ trong cung và không được về nhà. Xa nhà quá lâu, cô rơi vào trầm cảm và chỉ muốn kết liễu đời mình.

Nguồn gốc của món bánh trôi nước từ thời xa xưa

Một vị quan biết vậy đã nghĩ ra cách để cô có thể gặp cha mẹ. Vốn là một thày bói, ông tung tin rằng sẽ có một trận hỏa hoạn kinh hoàng trong thành vào ngày 15 tháng giêng.

Lo ngại điềm không lành, nhà vua đã hỏi ý kiến vị quan nọ và được tư vấn rằng cả thành nên nổi lửa cùng làm bánh trôi để làm lễ vật, đồng thời treo đèn lồng đỏ để đánh lừa vị thần rằng cả thị trấn đã bị cháy.

Đương nhiên là sau rằm, mọi chuyện vẫn bình yên vô sự. Nhờ việc nhà vua cho gọi nhiều người đến hỗ trợ cùng làm bánh trôi mà gia đình cô gái nọ đã có thể đoàn tụ. Kể từ đó, trong dịp này, người dân Trung Quốc hình thành thói quen làm bánh trôi và treo đèn lồng.

Bài liên quan
  • Rằm tháng Giêng tại sao gọi là Tết Nguyên Tiêu?
    Ngày Rằm tháng Giêng (15 tháng Giêng âm lịch) còn có tên gọi khác là Tết Nguyên tiêu, Tết Thượng nguyên. Đây là rằm đầu tiên của năm mới theo lịch âm của người Việt, là thời điểm thích hợp để cầu an lành cho cả năm.
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Vì sao bánh trôi nước không thể thiếu vào ngày Tết Nguyên Tiêu?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO