Vì sao bạn không nên tiếp tục sử dụng Facebook Messenger?

25/01/2021 14:41

Facebook Messenger là một trong những ứng dụng nhắn tin miễn phí được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, nhưng có nhiều lý do để người dùng cân nhắc lại việc tiếp tục dùng ứng dụng này.

Vì sao bạn không nên tiếp tục sử dụng Facebook Messenger? - 1

Thiếu đi tính năng mã hóa đầu cuối khiến nội dung tin nhắn trên Messenger có thể bị Facebook theo dõi

Với hơn 1,3 tỷ người dùng tích cực và dự kiến con số này sẽ tăng lên thành 2,4 tỷ người dùng trong năm 2021, Facebook Messenger là một trong những công cụ nhắn tin miễn phí trên Internet có lượng người dùng lớn nhất hiện nay, nhưng điều đáng nói, ứng dụng này lại thiếu đi một tính năng hết sức quan trọng: mã hóa đầu cuối.

Mã hóa đầu cuối là tính năng đã được tích hợp trên nhiều ứng dụng nhắn tin, giúp bảo vệ sự riêng tư trong những cuộc nói chuyện với người dùng. Với tính năng này, chỉ người gửi và người nhận mới có thể xem được nội dung tin nhắn. Hiện WhatsApp, một ứng dụng nhắn tin thuộc sở hữu của Facebook, đã được tích hợp tính năng mã hóa đầu cuối, trong khi đó, Facebook Messenger, ứng dụng "cây nhà lá vườn" của Facebook, lại chưa được tích hợp tính năng này.

Tính năng mã hóa đầu cuối chỉ được trang bị khi người dùng sử dụng chế độ "nhắn tin bí mật" trên Messenger, là chế độ nhắn tin mà nội dung sẽ không được lưu lại. Trong khi đó, với chế độ nhắn tin thông thường hoặc tin nhắn nhóm thì nội dung tin nhắn Messenger không hề được mã hóa.

Năm 2018, Facebook đã từng gây sốc khi thừa nhận theo dõi tin nhắn, cuộc gọi thoại… của người dùng Messenger. Lý do được Facebook đưa ra là để ngăn chặn những vấn đề nhạy cảm, bao gồm cả vấn đề về khủng bố, được thảo luận qua Messenger.

Tuy nhiên, với nhiều người dùng, mục đích duy nhất của Facebook đó là theo dõi người dùng để thu thập thông tin và hiển thị các nội dung quảng cáo phù hợp. Thậm chí, không loại trừ khả năng Facebook bán thông tin người dùng được thu thập qua Messenger cho bên thứ 3, như cách mà Facebook đã làm với thông tin người dùng dịch vụ mạng xã hội của mình.

Cuối năm 2020, hai nhà nghiên cứu bảo mật Tommy Mysk và Talal Haj Bakr còn phát hiện thấy Messenger sẽ tự động tải các file đính kèm được người dùng gửi đến cho nhau thông qua Messenger về các máy chủ của Facebook mà người dùng không hay biết.

Theo các chuyên gia bảo mật, những vấn đề kể trên có thể được khắc phục bằng cách mã hóa đầu cuối cho Messenger. Năm 2019, Facebook đã từng tuyên bố sẽ áp dụng mã hóa đầu cuối cho ứng dụng nhắn tin Messenger của mình, nhưng đến nay, lời hứa vẫn chưa được thực hiện và Facebook khiến mọi người hoài nghi về việc theo dõi nội dung tin nhắn Messenger để thu thập thông tin người dùng.

"Có nhiều lý do để bạn ngưng sử dụng Messenger ngay trong năm nay. Nếu đang sử dụng Facebook Messenger, bạn hãy nhanh chóng chuyển sang một nền tảng chat an toàn hơn", Zak Doffman, chuyên gia nghiên cứu bảo mật người Anh cho biết.

Hiện có khá nhiều ứng dụng nhắn tin với tính năng mã hóa đầu cuối được nhiều chuyên gia bảo mật đánh giá cao mà người dùng có thể cân nhắc để lựa chọn, trong số đó có thể kể đến Telegram hay Signal.

  • Sớm đấu giá thêm tần số mới cho mạng 4G, 5G
    Bộ TT&TT đang làm các thủ tục để đấu giá lại khối băng tần C3 (3.800-3.900 MHz). Việc đấu giá tần số 700 MHz dự kiến được thực hiện trong năm 2024
  • Không đưa thông tin sai lệch lên mạng xã hội dù chỉ là hài hước
    Theo số liệu về công tác giám sát tỷ lệ thông tin trên báo chí của Bộ Thông tin và Truyền thông, tháng 4/2024, tỷ lệ thông tin tiêu cực trên báo chí là 19,03%, tăng 0,92% so với tháng trước (giảm 7,69% so với cùng kỳ). Tỷ lệ thông tin tích cực trên báo chí là 60,23%, giảm 2,17% so với tháng trước (giảm 2,48% so với cùng kỳ).
  • Loạt sản phẩm công nghệ mới ra mắt
    Huawei vừa giới thiệu loạt thiết bị đeo tay, thiết bị nghe, sản phẩm văn phòng thông minh cho khu vực châu Á – Thái Bình Dương (APAC), bao gồm đồng hồ HUAWEI WATCH FIT 3, laptop HUAWEI MateBook X Pro, và máy tính bảng HUAWEI MatePad 11.5”S.
  • 91% lừa đảo trên không gian mạng liên quan đến tài chính
    Theo thống kê, năm 2023, trên Cổng cảnh báo an toàn thông tin ghi nhận gần 16.000 phản ánh lừa đảo trực tuyến, gây thiệt hại hơn 390.000 tỷ đồng, tương đương 3,6% GDP; trong đó có 91% thông tin liên quan lĩnh vực tài chính, tăng 64,78% so với năm 2022. Tỷ lệ người dùng nhận tin nhắn, cuộc gọi lừa đảo trực tuyến là 73%.
  • Muốn diệt lừa đảo trên mạng phải giải quyết được SIM rác
    Việc giải quyết vấn đề SIM rác là trách nhiệm lớn của các nhà mạng trong cuộc chiến chống lừa đảo, bảo vệ người dùng Internet Việt Nam.
  • Một giải Poker bị hủy sau khi Chủ tịch Hà Nội yêu cầu rà soát
    Liên quan một giải đấu Poker đang được quảng cáo trên mạng xã hội, Chủ tịch UBND TP Hà Nội giao các đơn vị khẩn trương kiểm tra, yêu cầu dừng ngay việc tổ chức giải nếu chưa thực hiện đúng quy trình.
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Vì sao bạn không nên tiếp tục sử dụng Facebook Messenger?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO