Vàng tăng giá cứu đồng Yên khỏi mất giá trước USD

30/07/2022 19:19

Nhu cầu vàng của quỹ ETF trong 6 tháng đầu năm tăng, bất chấp quý 2 giảm. Đồng Yên suy yếu so với đồng USD, khoảng cách giữa JPY/USD trở lên thụ hẹp hơn do được hỗ trợ từ vàng.

Nhu cầu vàng (không bao gồm OTC) thấp hơn 8% so với cùng kỳ ở mức 948 tấn. Kết hợp với quý 1, nhu cầu 6 tháng đầu năm đạt 2.189 tấn, tăng 12% so với cùng kỳ.

Giá vàng của Hiệp hội Thị trường vàng thỏi London (LBMA) đạt trung bình 1.871 USD / oz trong quý 2, cao hơn 3% so với mức trung bình của quý 2 năm 2021. Tuy nhiên, so sánh này che giấu sự sụt giảm giá 6% trong quý gần đây nhất, bị áp lực bởi lãi suất tăng và giá trị tăng cao của đồng USD.

Khi giá vàng giảm trong quý 2, các quỹ ETF vàng đã mất 39 tỷ. Tổng dòng vốn trong 6 tháng đầu năm đạt 234 tỷ so với 127 tỷ dòng ra trong 6 tháng đầu năm 2021.

Ảnh: Hoàng Hà

Đầu tư vào vàng thỏi và tiền xu không thay đổi so với quý 2 năm 2021 do sự sụt giảm mạnh ở Trung Quốc, tuy nhiên, bù đắp bởi sự tăng trưởng ở Ấn Độ, Trung Đông và Thổ Nhĩ Kỳ. Tổng doanh thu 6 tháng đầu năm giảm 12% so với cùng kỳ năm ngoái xuống 526 tấn do sự yếu kém của Trung Quốc.

Nhu cầu tiêu dùng trang sức quý 2 đạt 453 tấn, cao hơn 4% so với cùng kỳ năm ngoái, mặc dù so với quý 2 năm ngoái khá yếu. Tổng nhu cầu đồ trang sức trong 6 tháng đầu năm là 928 tấn, thấp hơn 2% trong 6 tháng đầu năm 2021.

Các ngân hàng trung ương đang tiếp tục mua vàng. Dự trữ vàng chính thức toàn cầu đã tăng 180 tấn trong quý 2, đưa lượng mua ròng trong 6 tháng lên 270 tấn.

Nhu cầu vàng cho ngành công nghệ giảm trong quý 2, giảm 2% so với cùng kỳ xuống còn 78 tấn do nhu cầu về điện tử tiêu dùng yếu hơn.

Vàng đang cứu đồng Yên

Đồng Yên Nhật Bản (JPY) đã suy yếu rõ rệt trong những tháng gần đây, giảm giá 18% so với đồng USD. Động  lực chính nằm ở sự phân hóa giữa chính sách tiền tệ ở Nhật Bản và các thị trường khác, chẳng hạn như Mỹ. Trong khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đang tích cực tăng lãi suất để đối phó với áp lực lạm phát gia tăng, Ngân hàng Trung ương Nhật bản (BoJ) đang tiếp tục các chương trình nới lỏng định tính và định lượng (QQE) và kiểm soát đường cong lợi suất (YCC).

Do đó, chênh lệch lãi suất giữa Mỹ-Nhật ngày càng mở rộng, đè nặng lên đồng tiền Nhật Bản. Bên cạnh đó, cán cân tài khoản thương mại xấu đi trong bối cảnh chi phí nhập khẩu cao hơn đã góp phần khiến đồng Yên yếu đi.

Thị trường tài chính của Nhật bản đang rơi vào tình cảnh bất ổn, tăng trưởng kinh tế m tiêu cực trong quý 1 - chủ yếu do sự lan rộng của biến thể Omicron và chi phí nhập khẩu cao hơn, kết hợp với sự suy yếu của đồng Yên và rủi ro địa chính trị toàn cầu đã gây áp lực lên chứng khoán trong nước. Đồng thời, thị trường trái phiếu toàn cầu, một thành phần quan trọng trong danh mục đầu tư của các nhà đầu tư Nhật Bản, đã biến động trong bối cảnh lãi suất cao hơn và lạm phát leo thang ở các khu vực quan trọng.

Nhưng giá vàng bằng đồng Yên đã hoạt động tốt, được thúc đẩy bởi nhu cầu phòng ngừa rủi ro và một phần được thúc đẩy bởi đồng JPY yếu. Mặc dù lãi suất toàn cầu cao hơn đã đặt ra nhiều thách thức, nhưng lo ngại lạm phát và rủi ro địa chính trị đã hỗ trợ vàng. Trong khi đồng USD mạnh hơn, tạo ra hiệu ứng hạn chế đà tăng của vàng. Giá vàng tính theo đồng Yên đã tăng 19% trong nửa đầu năm 2022, bù đắp hoàn toàn cho sự giảm giá của đồng Yên so với đồng USD.

Theo vietnamnet.vn
https://vietnamnet.vn/vang-tang-gia-cuu-dong-yen-khoi-mat-gia-truoc-usd-2044554.html
Copy Link
https://vietnamnet.vn/vang-tang-gia-cuu-dong-yen-khoi-mat-gia-truoc-usd-2044554.html
Bài liên quan
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Vàng tăng giá cứu đồng Yên khỏi mất giá trước USD
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO