Vaccine Sinovac của Trung Quốc hiệu quả có như mong đợi?

Tổng Hợp| 12/07/2021 21:55

Vaccine Sinovac là vaccine thứ hai của Trung Quốc được WHO bật đèn xanh, sau Sinopharm, có mục đích chống lại dịch Covid-19. Tuy nhiên gần đây một số nước khi sử dụng vaccine này lại cảm thấy lo ngại về hiệu quả của nó.

Theo BBC, Vaccine Sinovac được sử dụng trong chương trình Covax, nhằm giúp các nước tiếp cận nguồn vaccine.

Loại vaccine này của Trung Quốc, đã được sử dụng ở một số quốc gia, được cho phép dùng với người trên 18 tuổi, với liều thứ hai sẽ tiêm sau hai đến bốn tuần.

Việc phê duyệt khẩn cấp có nghĩa là vaccine "đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về an toàn, hiệu quả và sản xuất", WHO cho biết.

sinovac.jpg

Vaccine Sinovac của Trung Quốc

Các nghiên cứu cho thấy rằng Sinovac đã ngăn ngừa bệnh có triệu chứng cho hơn một nửa số người được tiêm chủng và ngăn ngừa các triệu chứng nghiêm trọng và nhập viện ở 100% bệnh nhân trong các thử nghiệm, theo phía WHO.

Ngoài Trung Quốc, vaccine Sinovac này đã được sử dụng ở các quốc gia bao gồm Chile, Brazil, Indonesia, Mexico, Thái Lan và Thổ Nhĩ Kỳ.

Sinovac cho biết họ đã cung cấp hơn 600 triệu liều trong và ngoài nước và hơn 430 triệu liều đã được sử dụng.

Một trong những ưu điểm chính của Sinovac là có thể bảo quản trong tủ lạnh tiêu chuẩn ở nhiệt độ 2-8 độ C. Điều này có nghĩa là Sinovac hữu ích đối với các nước đang phát triển vốn không thể bảo quản một lượng lớn vaccine ở nhiệt độ thấp.

Vaccine Sinovac hiệu quả đến đâu?

Một bài viết trên Báo Thanh Niên dẫn trường hợp cũ thể của Indonesia, một trong những nước sử dụng nhiều vắc xin Sinovac. Bài viết dẫn dữ liệu của nhóm nghiên cứu độc lập LaporCovid-19 thì hơn 130 nhân viên y tế Indonesia đã tử vong vì Covid-19 từ tháng 6 , trong đó 58 ca trong tháng 7. Nhóm nghiên cứu không nêu rõ có bao nhiêu nạn nhân đã tiêm vắc xin đầy đủ nhưng khoảng 95% nhân viên y tế Indonesia đã được tiêm vắc xin.

Nhà dịch tễ học người Indonesia Dicky Budiman tại Đại học Griffith (Úc) cho biết nhiều nhân viên y tế dù mắc bệnh nhưng vẫn sống sót và có triệu chứng nhẹ. “Điều này giúp chủng tôi tự tin rằng vắc xin Sinovac hiệu quả ở một mức độ nào đó trong việc ngăn biến chủng mới. Đó là lý do chúng tôi khuyến cao người dân tiêm nó”, ông Budiman nói.

sinovac-tiem-indo.jpg

Một người chuẩn bị được tiêm Vaccine Sinovac tại Jakarta, Indonesia. Ảnh Thanh Niên

Ông Budiman chỉ ra nhiều yếu tố dẫn đến nguy cơ cho lực lượng y tế Indonesia như thiếu thiết bị bảo hộ và tình hình dịch căng thẳng, nhưng việc các nhân viên y tế tử vong có thể liên quan đến sự giảm dần tác dụng của vắc xin theo thời gian và giảm hiệu quả trước biến chủng Delta.

Tại Thổ Nhĩ Kỳ, nghiên cứu đối với 1.053 nhân viên y tế cho thấy 3 tháng sau khi tiêm 2 liều vắc xin Sinovac, 23% số này có mức kháng thể giảm xuống dưới ngưỡng hiệu quả. Tuy nhiên, thông số đáng chú ý hơn là chỉ 2,8% nhân viên y tế được tiêm đủ liều bị bệnh và không ai phải nhập viện trong khoảng 1-3 tháng sau liều đầu tiên.

Giáo sư Kim Đông Nhạn tại Trường Khoa học y sinh thuộc Đại học Hồng Kông cho rằng độ hiệu quả của Sinovac chắc chắn sẽ giảm xuống đối với biến chủng Delta nhưng bao nhiêu phần trăm là chưa rõ. Ông cho rằng cần cải thiện hiệu quả vắc xin và thử nghiệm tiêm liều thứ ba cho nhóm người nguy cơ cao, hoặc tiêm trộn với các vắc xin khác.

Tổng giám đốc điều hành Sinovac Doãn Vệ Đông nói rằng kết quả thử nghiệm lâm sàng cho thấy người tiêm liều thứ ba sau liều hai từ 3-6 tháng có mức kháng thể tăng gấp 10 lần chỉ một tuần sau khi tiêm.

Tuy nhiên gần đây một số nước khi sử dụng tiêm vác xin Sinovac nhưng vẫn nhiễm Covid-19 và tử vong. Cụ thể:

Cũng theo một bản tin của Báo Thanh niên ngày 11 tháng 7, Hàng trăm nhân viên y tế Thái Lan mắc Covid-19 sau khi tiêm vắc xin của Sinovac (Trung Quốc), trong đó có 1 người đã tử vong và 1 người nguy kịch.

Theo Reuters, Bộ Y tế Thái Lan ngày 11.7 xác nhận hơn 600 nhân viên y tế mắc Covid-19 dù đã được tiêm đủ 2 mũi vắc xin của Sinovac (Trung Quốc), trong bối cảnh cơ quan chức năng cân nhắc tiêm mũi thứ 3 để tăng miễn dịch.

dieu-tri-benh-nhan-covid.jpg

Một bác sĩ và y tá đeo thiết bị bảo vệ cá nhân (PPE) điều trị cho một bệnh nhân bị COVID-19 tại Đơn vị Chăm sóc Đặc biệt tại Bệnh viện King Chulalongkorn Memorial ở Bangkok. Ảnh: REUTERS Theo Congluan

Trong số 677.348 nhân viên y tế đã tiêm đủ 2 mũi của Sinovac, 618 người đã mắc Covid-19, theo số liệu của Bộ Y tế từ tháng 4 đến tháng 7. Trong số đó có một điều dưỡng đã tử vong và một người khác trong tình trạng nguy kịch.

Theo báo Tuoitre đăng ngày 17 tháng 6 đưa tin hơn 350 bác sĩ Indonesia mắc COVID-19 dù đã được tiêm vắc xin, trong đó có hàng chục bác sĩ đã nhập viện.

Các bác sĩ trên đã được tiêm vắc xin COVID-19 của Hãng Sinovac (Trung Quốc). Diễn biến này được ghi nhận trong bối cảnh có nhiều lo ngại về hiệu quả của một số loại vắc xin trong việc đối phó với các biến thể của virus SARS-CoV-2 (gây dịch COVID-19).

Ông Badai Ismoyo, trưởng văn phòng y tế huyện Kudus ở tỉnh Trung Java, cho biết hầu hết các bác sĩ trên không có triệu chứng và đang tự cách ly ở nhà. Tuy nhiên, có hàng chục người phải nhập viện, với các triệu chứng như sốt cao và độ bão hòa oxy trong máu giảm.

Huyện Kudus đang đối phó với đợt bùng phát dịch được cho là gây ra bởi biến thể Delta (phát hiện đầu tiên ở Ấn Độ) có mức độ lây nhiễm cao hơn. Đợt dịch này đã đẩy tỉ lệ sử dụng giường bệnh tại huyện Kudus lên hơn 90%.

tiem-covid-indonesia.jpg

Ông Jeje Jaenudin, 68 tuổi, được tiêm liều vắc xin COVID-19 đầu tiên của Hãng Sinovac (Trung Quốc) tại huyện Cianjur, tỉnh Tây Java, Indonesia hôm 15-6 - Ảnh: REUTERS theo TTO

Được xem là nhóm ưu tiên, các nhân viên y tế Indonesia nằm trong số những người đầu tiên được tiêm vắc xin COVID-19 khi chương trình tiêm chủng của Indonesia khởi động hồi tháng 1 năm nay.

Gần như tất cả nhân viên y tế này đã được tiêm vắc xin COVID-19 do Hãng Sinovac của Trung Quốc phát triển, theo Hiệp hội Y khoa Indonesia (IDI).

Số nhân viên y tế Indonesia tử vong do COVID-19 đã giảm đáng kể, từ 158 ca tử vong hồi tháng 1 xuống còn 13 ca tử vong hồi tháng 5. Tuy nhiên, giới chuyên gia y tế đánh giá số ca nhập viện trên đảo Java hiện nay là nguyên nhân gây lo ngại.

Ông Dicky Budiman, chuyên gia dịch tễ học tại Đại học Griffith của Úc, nói rằng dữ liệu cho thấy các nhân viên y tế ở huyện Kudus đã nhiễm biến thể Delta. "Phần đông nhân viên y tế ở Indonesia tiêm vắc xin Hãng Sinovac và chúng ta vẫn chưa biết được vắc xin này hiệu quả ra sao trong việc đối phó biến thể Delta", ông nói.

Tại Singapore: Người tiêm vắc-xin Sinovac không được tính là đã tiêm chủng

Tờ báo Trithucvn đăng ngày 8 tháng 7 đưa tin: Cơ quan y tế của Singapore tuyên bố, những cá nhân đã tiêm vắc-xin COVID-19 do Trung Quốc sản xuất sẽ không được tính là đã tiêm chủng.

Singapore sử dụng chính thức vắc-xin của Pfizer và Moderna trong chiến dịch tiêm chủng của mình. Đây là hai loại vắc-xin của Mỹ sử dụng công nghệ mRNA để tạo ra kháng thể chống lại virus corona. Vắc-xin của Sinovac chỉ lưu hành ở quy mô nhỏ tại Singapore, chủ yếu dành cho những người dị ứng với các loại vắc-xin có sẵn. Tuy nhiên, chính sách này sẽ ảnh hưởng đến những người đến từ nước ngoài đã được tiêm những loại vắc-xin khác chưa được Singapore phê duyệt, như các loại vắc-xin của Trung Quốc và vắc-xin “Sputnik V” gây tranh cãi của Nga.

covid-singapore.jpg

Một bác sĩ tiêm vắc xin Covid-19 Sinovac cho một phụ nữ tại một phòng khám tư ở Singapore hôm 6.7. Theo Thanhnien

Các quan chức y tế của đảo quốc này cho hay, chưa có đủ dữ liệu về hiệu quả của vắc-xin COVID-19 Sinovac do Trung Quốc sản xuất, cụ thể là hiệu quả đối với biến chủng Delta (còn gọi là biến chủng Ấn Độ). Biến chủng này đã trở thành chủng COVID-19 phổ biến nhất tại nước này.

Hôm thứ Tư (7/7) Bộ trưởng Y tế Singapore Ong Ye Kung nói với các phóng viên: “Chúng tôi thực sự không có cơ sở y tế hoặc cơ sở khoa học và hiện cũng chưa có dữ liệu để xác định mức độ hiệu quả của vắc-xin Sinovac đối với biến chủng Delta trong các trường hợp nhiễm bệnh và bệnh nặng.”

Singapore bắt đầu cho phép các phòng khám y tế tư nhân của nước này tiêm vắc-xin CoronaVac của Sinovac từ giữa tháng 6 sau khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phê duyệt vắc-xin này được sử dụng khẩn cấp vào ngày 1/6. Tính đến ngày 3/7, khoảng 17.000 người Singapore đã được tiêm một liều vắc-xin Sinovac.

Ông Kenneth Mak, giám đốc dịch vụ y tế của Bộ Y tế Singapore, nhấn mạnh rằng bằng chứng từ các quốc gia khác cho thấy những người đã tiêm vắc-xin CoronaVac vẫn bị nhiễm bệnh, điều này gây ra nguy cơ rất lớn.

Theo đó, những người đã tiêm vắc-xin CoronaVac vẫn cần phải được xét nghiệm COVID-19 trước khi tham dự một số sự kiện hoặc đi vào một số địa điểm nhất định, không giống như những người đã được tiêm phòng theo chương trình tiêm chủng quốc gia.

Cách phân biệt triệu chứng của bệnh COVID-19 với các bệnh cảm lạnh, cảm cúm thông thường.

trieu-chung-nhiem-covid-19.jpg

Có thể phân biệt nhiễm cảm lạnh, cúm mùa và COVID-19 qua các dấu hiệu đặc trưng.

VietBao.vn

Tổng hợp(Theo BBC, Thanhnien, TTO)

Bài liên quan
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Vaccine Sinovac của Trung Quốc hiệu quả có như mong đợi?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO