P.V: Tiếp nối hành trình cung rước và an vị tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông, các hoạt động cung rước tôn tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông được tổ chức như thế nào, thưa ông?
Ông Nguyễn Trường Sơn: Các hoạt động trên hành trình cung rước tôn tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông được tổ chức trong bầu không khí rất trang nghiêm. Sáng 14.12.2020 (1.11 Canh Tý) tại Việt Nam Quốc Tự (TP. Hồ Chí Minh), Ban thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã kết hợp với Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP. Hồ Chí Minh tổ chức trang nghiêm Đại lễ tưởng niệm 712 năm Phật Hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết bàn. Tại buổi lễ, Hòa thượng Thích Thiện Tâm cung tuyên tiểu sử Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông. Ngài là một lãnh tụ thiên tài, vị vua anh minh, anh hùng dân tộc. Sau khi hoàn thành sứ mệnh của một vị vua, người xuất gia và sáng lập dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử. Tư tưởng nhập thế “cư trần lạc đạo” được kế tục cho đến hôm nay, và trở thành cương lĩnh về hành động cho Phật giáo Việt Nam. Thay mặt Trung ương Giáo hội, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP. Hồ Chí Minh, Hòa thượng Thích Thiện Nhơn đã dâng lời tưởng niệm hướng tâm tới Phật hoàng...
Trong giờ phút thiêng liêng, với sự dẫn lễ của Hòa thượng Thích Lệ Trang, Phó Trưởng ban kiêm Trưởng ban Nghi lễ Phật giáo TP, chư tôn giáo phẩm Hội đồng chức minh, Hội đồng trị sự, Ban Trị sự Phật giáo Thành phố cùng quan khách đã thành kính niệm hương, đảnh lễ, tưởng niệm, tri ân, đồng nhất tâm tụng niệm Bát Nhã tâm kinh cúng dường Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông, vị Phật của Việt Nam đã kiến tạo nền móng cho sự phát triển của Giáo hội Phật giáo Việt Nam ngày nay, cùng chư tôn thiền đức tiền bố hữu công. Tiếp đó, chư tôn giáo phẩm Tăng Ni, cùng đại diện Họ Trần và các đơn vị đồng tổ chức sự kiện này đã thành kính niêm hương, đảnh lễ trước tôn tượng Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông được an trí tại Việt Nam Quốc Tự.
![]()
Tôn tượng Phật hoàng được làm bằng gốm đỏ Luy Lâu cao 2,5 mét do nghệ nhân quốc gia Nguyễn Đăng Vông công phu chế tác sau nhiều tháng... Hành trình cung rước an vị tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông từ đền Thái tổ Trần Thừa, (Nam Định) đến Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác (Tiền Giang) bằng đường bộ. Việt Nam Quốc Tự là điểm dừng tôn tượng được an vị tại khuôn viên trước tháp Đa Bảo để Phật tử TP. Hồ Chí Minh chiêm bái.
.Xin ông cho biết thêm, thông qua hành trình cung rước tôn tượng Phật hoàng , thông điệp “đạo gắn với đời” của Phật Hoàng Trần Nhân Tông được tỏa sáng như thế nào?
- Thông điệp “đạo gắn với đời” của Phật Hoàng Trần Nhân Tông đã được tỏa sáng thông qua hành trình cung rước tôn tượng Phật hoàng bằng đường bộ trải dài gần 2000 km từ Đền Thái Tổ Trần Thừa (Nam Định) đền Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác (Tiền Giang) đã gần đến đích.