Uống bia giải khát mùa hè: Thói quen giết chết sức khoẻ?

02/07/2022 23:00

Uống bia mùa hè để giải khát là thói quen của đa số người Việt, đặc biệt là nam giới. Tuy nhiên ít ai biết uống quá nhiều bia hơi có thể mang tới cho cơ thể nhiều bệnh cực nguy hiểm.

Uống bia mùa hè có thể giúp "giải nhiệt, giải khát" không?

ThS. Trần Quốc Bảo, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, không ít người có quan niệm về việc uống bia mùa hè là để giải khát, giải nhiệt nhất là những ngày nắng nóng cao. Theo ông đây là một quan điểm hoàn toàn sai lầm.

Ông Bảo cho biết, tác hại của bia không phụ thuộc vào nồng độ cồn mà bạn hấp thụ vào cơ thể bao nhiêu chứ không phụ thuộc vào việc bạn uống loại bia gì, bằng hình thức nào.

Cụ thể, theo ông: "Cứ uống 330 ml bia hơi với độ cồn 4%, nghĩa là cơ thể đã nạp 10 gram cồn. Số lượng cồn này cũng tương tự uống 1 ly rượu vang 13,5 độ hay tương tự như khi uống 1 chén rượu mạnh (30 ml). Rõ ràng không có ngoại lệ nào quy định về tiếp thụ rượu, bia trên các loại hình đồ uống... Uống bia không thể giải được nhiệt, uống bia vào sẽ khiến cơ thể bốc hỏa…".

bia.jpg

Theo TS Heather Mangieri, phát ngôn viên của Viện Dinh dưỡng Mỹ cho biết, trong rượu bia thực chất là chất gây lợi tiểu, khi uống quá nhiều nó khiến bạn đi tiểu liên tục dẫn tới nguy cơ bị mất nước cao. Đặc biệt là thói quen uống bia mùa hè, khi thời tiết nắng nóng, khắc nghiệt vốn dĩ đã tăng nguy cơ bị mất nước rồi.

Do vậy, việc uống bia mùa hè thực chất không phải là thói quen giải khát hay giải nhiệt mà nó còn khiến bạn "bốc hoả" hơn và có nguy cơ đối mặt với các vấn đề tiêu cực tới sức khoẻ nếu uống quá nhiều.

Tác hại khi uống bia quá nhiều

Ảnh hưởng nghiêm trọng đến gan: Trong bia có chứa chất cồn nếu như uống quá nhiều gan sẽ không thể đào thải kịp khiến gan bị tổn thương, giảm khả năng lọc chất thải độc hại từ máu của gan uống quá nhiều bia là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến căn bệnh xơ gan.

Gây hại dạ dày: Uống nhiều bia sẽ làm giảm màng kết dính dạ dày, axit dạ dày tăng cao đây là lý do xuất hiện các chứng bệnh liên quan đến dạ dày như: viêm, loét dạ dày, thủng dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản …

Ảnh hưởng tới hệ thần kinh: Khi bạn uống bia, chất cồn sẽ tác động đến não gây tắc nghẽn các đường chuyển hóa tín hiệu đến hệ thần kinh khiến phản xạ của con người chậm dần, tâm trạng thay đổi, mất khả năng thăng bằng. Nếu uống nhiều bia một cách thường xuyên sẽ khiến các tế bào trong não: bộ teo nhỏ, giảm sút trí tuệ, suy giảm trí nhớ.

Tăng nguy cơ bị ung thư: Nếu như bạn uống một lượng bia lớn một cách thường xuyên sẽ gia tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư: họng, đại tràng, miệng, gan...

Rối loạn tiểu tiện: Việc bạn uống quá nhiều bia mỗi ngày khiến thận phải làm việc quá sức, điều này sẽ khiến xuất hiện chứng đi tiểu nhiều lần, đái rắt, tiểu buốt, tiểu đêm.

bia1.jpg

Suy giảm khả năng miễn dịch: Chất cồn có trong bia rượu sẽ làm giảm lượng bạch cầu suy giảm khả năng miễn dịch để chống lại bệnh tật. Sau mỗi lần uống bia say bạn rất dễ bị cảm cúm hoặc tăng khả năng bị lây một loại bệnh nào đó.

Gây rối loạn hooc môn: Để giữ cho cơ thể ổn định bình thường từ hệ tiêu hóa đến tình dục thì bạn cần giữ cân bằng về hooc môn tuy nhiên khi uống quá nhiều bia sẽ khiến mọi thứ hoạt động không ổn định nếu phụ nữ uống nhiều bia có thể làm ngắn chu kỳ kinh nguyệt, ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi trong thời gian mang thai, còn ở nam giới thường bị giảm nồng độ tinh trùng, co rút tinh hoàn …

Gây loãng xương: Tiêu thụ nhiều bia sẽ ảnh hưởng đến quá trình hình thành xương mới, hạ canxi, dễ bị loãng xương hay giòn xương.

Uống bao nhiêu bia là tốt?

Nếu như bạn uống quá nhiều bia sẽ khiến lá gan làm việc quá sức không thể thải hết độc ra ngoài như vậy sẽ gây mất an toàn cho sức khỏe của người sử dụng.

Vì vậy liều lượng khuyên khi uống bia đó là nam giới không uống quá 2 cốc bia hơi 330ml trên ngày, nữ giới không uống 1 cốc bia hơi 330ml trên ngày và tuyệt đối không uống quá 5 ngày/ tuần.

Bên cạnh đó khi uống bia bạn nên chọn loại bia có thương hiệu, tên tuổi trên thị trường không nên uống những loại bia không nhãn mác rất dễ bị ngộ độc bia.

Một số cấm kỵ khi uống bia cần nhớ

- Không dùng bia để xoa dịu cơn khát, cơn nóng

Như đã nói ở trên, việc uống bia mùa hè, đặc biệt là bia lạnh có thể giúp bạn cảm nhận ngay sự mát mẻ mà nó đem lại nhưng sau khi đi vào cơ thể, chất cồn trong bia kích thích sự tiết ra hormone của tuyến thượng thận, từ đó khiến tim đập nhanh hơn, mạch máu bị giãn nở gia tăng quá trình bốc hơi nước gây ra cảm giác khô miệng.

Ngoài ra bia là chất gây lợi tiểu nên cũng khiến cơ thể nhanh chóng mất nước hơn.

bia2.jpg

- Uống bia cùng đồ nướng

Các thực phẩm được sử dụng để nướng thường là hải sản, thịt động vật hoặc nội tạng động vật. Khi kết hợp với bia - loại đồ uống gây chuyển hoá purine cao - sẽ thúc đẩy nguy cơ mắc bệnh gout.

Bên cạnh đó đồ nướng có thể sản sinh ra các benzopyrene có thể gây ra ung thư ví dụ như acid nucleic có trong thịt gây đột biến gen. Mặt khác, bia một khi được đưa vào cơ thể sẽ khiến chất nhầy tại niêm mạc dạ dày bị hoà tan làm cho protein dễ dàng hấp thụ hơn, nguy cơ ung thư cũng sẽ cao hơn.

- Uống bia quá lạnh

Uống bia mùa hè thường được ưu tiên là bia lạnh. Tuy nhiên nếu bạn uống bia để ở nhiệt độ quá thấp lại có thể gây nguy hiểm cho sức khoẻ. Nguyên nhân là do nhiệt độ của bia là suy giảm đột ngột nhiệt độ cơ thể của người uống, gây rối loạn tiêu hoá, co thắt bụng hay tiêu chảy. Nặng hơn còn có thể gặp vấn đề về tăng nhãn áp hay kích thích mạnh tuyến tuỵ gây chứng viêm tuỵ cấp tính.

Hơn nữa bia để quá lạnh cũng khiến thành phần dinh dưỡng trong bia bị phân rã hết.

- Uống quá nhiều

Như đã nói ở trên, việc uống bia quá nhiều gây ra rất nhiều hệ luỵ xấu cho sức khoẻ, tổn thương cơ quan nội tạng như gan, thận, tim, dạ dày,... Vì thế nếu như trong suốt mùa hè ngày nào bạn cũng uống bia quá nhiều sẽ khiến sức khoẻ bị suy giảm.

Bài liên quan
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Uống bia giải khát mùa hè: Thói quen giết chết sức khoẻ?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO