Người phụ nữ có hai ngực sau 15 năm sống cảnh “bên mất bên còn”

Phương Linh| 16/11/2020 18:50

Việt Báo15 năm trước, bà L. bị ung thư vú. Bà phải cắt ngực phải, nạo vét hạch nách và chiều tia xạ vào vùng ngực để ngăn ung thư tái phát.

15 năm qua, bà L. đã ngăn được virus ung thư bùng phát. Dù phải sống trong cảnh ngực “bên còn bên mất”, nhưng bà vẫn thấy hạnh phúc.

Khoảng 3 năm trở lại đây, bên ngực phải cắt đi để trị bệnh ung thư có hiện tượng viêm loét. Vì ngại mổ xe, bà chỉ dám dùng kháng sinh liều cao và thay băng vết thương nhiều đợt. Tuy nhiên, tổn thương của bà không cải thiện mà phát triển rộng hơn, chảy dịch không cầm được kèm đau đớn.

Các bác sĩ đang phẫu thuật tái tạo ngực phải cho bà L. Ảnh: BVCC.

Khi không còn chịu được nữa, bà mới đến Trung tâm Phẫu thuật Tạo hình Thẩm mỹ, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức khám. Tại đây, bà L. được kiểm tra tầm soát ung thư tái phát. Sau đó, các bác sĩ cũng cắt bỏ rộng rãi tổ chức loét hoại tử và tái tạo thành ngực bằng phần da cơ phía sau lưng giúp tăng cường khả năng chống viêm loét, làm đầy đặn thành ngực.

Sau một tuần phẫu thuật, sức khỏe người bệnh dần hồi phục, không còn khó chịu vì vết loét lâu liền. Bà cũng không còn thấy sợ khi sờ vào thành ngực chỉ có da bọc xương sườn vì giờ đây thành ngực đã được che phủ bằng phần da cơ mỡ dày.

Ung thư vú là loại ung thư thường gặp nhất ở nữ giới. Hàng năm, trên thế giới có khoảng 2 triệu người được chẩn đoán mắc ung thư vú và khoảng người 600.000 người tử vong vì căn bệnh này.

Theo thống kê của GLOBOCAN năm 2018, nước ta có gần 165.000 số ca mắc mới ung thư, trong đó ung thư vú là 15.000 người mắc chiếm tỷ lệ 9,2%. Cũng trong năm 2018, Việt Nam ghi nhận hơn 6.000 trường hợp tử vong vì căn bệnh này.

Phẫu thuật điều trị ung thư vú thường được đánh giá là an toàn, tuy nhiên, bất kì một loại phẫu thuật nào đều có những rủi ro. việc phát hiện và chẩn đoán sớm ung thư vú, phẫu thuật ở giai đoạn sớm giúp người bệnh có nhiều lựa chọn điều trị như không phải cắt bỏ toàn bộ tuyến vú, hạn chế nạo vét hạch hay điều trị bổ trợ hoá trị xạ trị sau phẫu thuật.

PGS.TS Nguyễn Hồng Hà, Trưởng khoa Phẫu thuật Tạo hình - Hàm mặt - Thẩm mỹ, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết, viêm loét lâu liền là 1 tác dụng không mong muốn hay gặp sau xạ trị, đặc biệt tại vùng ngực sau cắt bỏ tuyến vú ung thư do tổ chức vùng ngực mỏng, mô đệm ít. Biến chứng này có có thể gặp 1-2 năm sau xạ trị hoặc có trường hợp xảy ra sau hơn 15 như bà L.

Bác sĩ Hà khuyên, khi gặp biến chứng trên, người bệnh nên đi khám sớm để loại trừ ung thư tái phát, tránh tổn thương viêm loét kéo dài gây ung thư hoá.




Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Người phụ nữ có hai ngực sau 15 năm sống cảnh “bên mất bên còn”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO