Bác sĩ chỉ ra 3 bất thường sau khi ăn cần đi khám ung thư ngay

18/11/2020 06:20

Trong cuộc sống hàng ngày bạn nên quan sát các dấu hiệu ung thư thông qua các hành động cơ bản như ăn cơm, uống nước, tắm rửa...

Ung thư là căn bệnh đáng sợ hơn bao giờ hết, ước tính mỗi năm trên thế giới có 14,1 triệu bệnh nhân mới mắc. Đáng nói, đa số người bệnh ung thư thường được phát hiện khi bệnh đã phát triển ở giai đoạn muộn bởi có những dấu hiệu không rõ ràng, khiến bệnh nhân tưởng bệnh vặt nên dễ bỏ qua.

Theo các bác sĩ chuyên khoa ung bướu, tự kiểm soát cơ thể để phát hiện dấu hiệu ung thư sớm là chìa khóa quan trọng để tăng hiệu quả điều trị bệnh. Vì vậy, trong cuộc sống hàng ngày bạn nên quan sát các dấu hiệu bản thân thông qua các hành động cơ bản như ăn cơm, uống nước, tắm rửa... Cụ thể, khi các tế bào ung thư phát triển, cơ thể bạn sẽ xuất hiện 3 dấu hiệu dưới đây khi ăn cơm.

1. Ăn nhưng không cảm thấy ngon miệng, mất vị giác thường xuyên

Theo tờ Webmd, có nhiều lý do khiến một người không còn cảm giác thích thú khi ăn như cảm cúm, trầm cảm... Trong số đó, ung thư cũng có thể là một nguyên nhân. Khi tế bào ung thư phát triển trong cơ thể sẽ làm thay đổi quá trình trao đổi chất. Đồng thời, một số bệnh ung thư như dạ dày, tuyến tụy, ruột kết và buồng trứng cũng có thể gây áp lực lên dạ dày và khiến bạn cảm thấy no lâu hơn.

bo-bua-lam-co-the-suy-nhuoc-thieu-suc-song.jpg

Một số bệnh ung thư như dạ dày, tuyến tụy, ruột kết và buồng trứng cũng có thể gây áp lực lên dạ dày và khiến bạn cảm thấy no lâu hơn.

Theo Tiến sĩ Ioana Bonta (bác sĩ chuyên khoa ung thư tại Trung tâm điều trị ung thư Hoa Kỳ): Cảm giác ăn nhanh no, mất vị giác thường xuất hiện ở các bệnh nhân mắc ung thư buồng trứng. Nhóm này dù ăn một lượng thức ăn nhỏ nhưng cũng thấy đã no bụng, thậm chí cảm thấy sợ thức ăn.

Ngoài ra, sự thay đổi vị giác còn có thể xảy ra trong hoặc sau quá trình điều trị ở một số bệnh nhân ung thư. Người bệnh có thể cảm thấy đồ ăn vị đắng hoặc tất cả các thức ăn đều có cùng một vị. Vì vậy, nếu có bất cứ thay đổi nào về vị giác ảnh hưởng tới khả năng ăn uống, bạn nên tìm gặp bác sĩ để được tư vấn và thăm khám.

2. Khó nuốt, buồn nôn khi ăn

Theo chuyên trang sức khỏe Healthline, một số bệnh ung thư có thể dẫn đến các vấn đề về ăn uống, chẳng hạn như khó nuốt, thay đổi cảm giác thèm ăn hoặc đau sau khi ăn.

Triệu chứng này thường gặp ở bệnh ung thư dạ dày, ung thư vòm họng. Những loại ung thư này không để lại nhiều triệu chứng ở giai đoạn đầu. Tuy nhiên, bệnh có thể gây khó tiêu, buồn nôn, nôn mửa và đầy hơi.

stomachcancer1280-1591067212-1254-1591067299.jpg

Triệu chứng khó nuốt, buồn nôn khi ăn thường gặp ở bệnh ung thư dạ dày, ung thư vòm họng

Tuy nhiên, không chỉ các loại ung thư đường tiêu hóa mới có thể gây ra các triệu chứng này. Ung thư buồng trứng cũng có thể liên quan đến đầy hơi, khó tiêu. Buồn nôn và nôn cũng có thể là một triệu chứng của ung thư não.

3. Ăn đủ chất nhưng cơ thể vẫn mệt mỏi

Theo bác sĩ chuyên khoa ung thư Nita Ahuja của Viện Đại học Johns Hopkins (Mỹ), ăn đủ chất nhưng vẫn mệt mỏi có thể là dấu hiệu sớm của ung thư.

Tế bào ung thư sử dụng chất dinh dưỡng của cơ thể bạn để phát triển và sinh sôi, vì vậy những chất dinh dưỡng mà bạn ăn có thể không được bổ sung nuôi cơ thể bạn. Việc “ăn cắp chất dinh dưỡng” này có thể khiến bạn cảm thấy vô cùng mệt mỏi.

947d7dc515957e6899ca95d75f6ae616.jpg

Tuy nhiên, có rất nhiều nguyên nhân cơ bản gây ra mệt mỏi, nhiều nguyên nhân trong số đó không liên quan đến ung thư. Nếu các triệu chứng của bạn đủ nghiêm trọng để ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, đi kèm với giảm cân, sốt, chảy máu bất thường thì tốt nhất nên đến viện càng sớm càng tốt.

  • Hai lưu ý giúp phòng tránh căn bệnh gây tử vong nhiều hơn ung thư
    Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) tiếp nhận khoảng 50 bệnh nhân đột quỵ mỗi ngày, trong đó gần 10% là người trẻ. Đây là nguyên nhân gây tử vong nhiều hơn cả ung thư.
  • 5 loại thực phẩm chứa chất béo chuyển hóa gây tích tụ mỡ nội tạng
    Chất béo chuyển hóa được nhiều người coi là một trong những loại chất béo không tốt cho sức khỏe nhất. Việc tiêu thụ thực phẩm chứa chất béo chuyển hóa trong thời gian dài có thể gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe con người và tích tụ mỡ nội tạng.
  • 4 loại nước uống thanh lọc phổi hiệu quả
    Thanh lọc phổi có thể là một phần quan trọng của quy trình chăm sóc sức khỏe đặc biệt đối với những người sống trong môi trường ô nhiễm hoặc làm việc trong môi trường có hại. Dưới đây là bốn loại nước uống có thể giúp thanh lọc phổi hiệu quả.
  • Bí quyết bảo vệ làn da khi đi du lịch vào mùa hè
    Mùa hè là thời điểm lí tưởng để du lịch, nhưng khi tham gia các hoạt động ngoài trời dưới cái nắng gay gắt, việc chăm sóc làn da trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
  • 6 trường hợp người cao tuổi không nên uống sữa
    Sữa rất giàu vitamin A, vitamin D, vitamin E và vitamin K, cũng như giàu khoáng chất, đặc biệt là canxi, phốt pho, sắt và iốt. Tuy nhiên, với một số trường hợp người cao tuổi - uống sữa lại ảnh hưởng đến khả năng hấp thu và sức khỏe.
  • 3 cách bổ sung hạt chia để giảm mỡ nội tạng
    Thói quen ăn uống không lành mạnh ngoài việc gây khó khăn khi giảm mỡ bụng, còn làm gia tăng mỡ nội tạng và các vấn đề về sức khỏe. Hạt chia giúp loại bỏ các độc tố tích tụ trong ruột, từ đó giúp giảm mỡ nội tạng. Do đó, chúng ta cần bổ sung hạt chia vào chế độ ăn uống.
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Bác sĩ chỉ ra 3 bất thường sau khi ăn cần đi khám ung thư ngay
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO