Chỉ một thời gian ngắn sau khi Elon Musk chính thức lên nắm quyền tại Twitter, mạng xã hội này đã lâm vào tình cảnh hỗn loạn, đứng trước một tương lai vô định.
Không quá khi so sánh thương vụ thâu tóm mạng xã hội Twitter của Elon Musk với một bộ phim truyền hình dài tập, khi vị tỷ phú giàu nhất thế giới liên tục có những quyết định khiến nhiều người phải "đau đầu" và tốn nhiều giấy mực của giới truyền thông.
Elon Musk nổi tiếng là một "con nghiện" mạng xã hội, thường xuyên chia sẻ những ý kiến, quan điểm, góc nhìn cá nhân hoặc thậm chí cả những lời thách đấu dành cho các "đối thủ" trên tài khoản Twitter cá nhân.
Tuy nhiên, đã không ít lần Elon Musk chia sẻ các thông tin hay đưa ra những bình luận sai sự thật hoặc vi phạm chính sách của Twitter, khiến vị tỷ phú này bị Twitter "cấm cửa" hoặc bị yêu cầu xóa đi các nội dung đã chia sẻ.
Dường như cảm thấy tức giận vì nhiều lần bị Twitter "cấm cửa", cuối tháng 3 vừa qua, Elon Musk đã "úp mở" về kế hoạch xây dựng một mạng xã hội của riêng mình. Điều này có thể giúp Musk tự do và thoải mái hơn trong việc đưa ra các phát biểu, quan điểm cá nhân, cho phép vị tỷ phú này xây dựng một cộng đồng mạng xã hội với "luật chơi" do mình đặt ra.
Tuy nhiên, chỉ ít ngày sau, Elon Musk lại khiến nhiều người bất ngờ khi chi ra 2,6 tỷ USD để mua lại hơn 73 triệu cổ phiếu của Twitter, tương đương 9,2% cổ phần của mạng xã hội này, đưa Elon Musk trở thành cổ đông lớn nhất Twitter, vượt xa cổ phần nhà sáng lập Jack Dorsey đang nắm giữ.
Không dừng lại ở đó, vào tháng 4/2022, Elon Musk đã đưa ra lời đề nghị trị giá 44 tỷ USD để mua lại toàn bộ cổ phần tại Twitter, nhằm đưa Twitter trở thành một công ty tư nhân do Elon Musk làm chủ, thay vì một công ty cổ phần đại chúng như hiện nay.
Ban đầu, ban quản trị Twitter đã từ chối lời đề nghị mua lại của Musk. Tuy nhiên, sau một thời gian cân nhắc, ban lãnh đạo Twitter dường như nhận ra rằng 44 tỷ USD là một số tiền đủ hấp dẫn để "bán mình", nên quyết định chấp thuận lời đề nghị của Elon Musk.
Những tưởng thương vụ này sẽ sớm hoàn tất, thì đến tháng 7/2022, Elon Musk tìm cách hủy bỏ thương vụ mua lại Twitter, cáo buộc mạng xã hội này vi phạm thỏa thuận vì công bố sai sự thật về các tài khoản ảo trên nền tảng của mình. Động thái của Elon Musk đã khiến giá cổ phiếu của Twitter lao dốc làm nhiều nhà đầu tư bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Khi Musk trì hoãn thương vụ, ban lãnh đạo Twitter đã làm ảnh hưởng đến quyền lợi các nhà đầu tư.
Đầu tháng 10 vừa qua, Elon Musk lại bất ngờ "quay xe" khi tuyên bố sẽ tiếp tục mua lại Twitter với giá thỏa thuận ban đầu.
Sau nhiều lần thay đổi quyết định, ngày 28/10 vừa qua, Elon Musk tuyên bố và Musk tự nhận mình là "ông chủ Twitter".
Ngay sau khi lên nắm quyền tại Twitter, Elon Musk đã lập tức có những cải tổ mạnh mẽ đội ngũ lãnh đạo của mạng xã hội này. Giám đốc điều hành (CEO) Parag Agrawal và Giám đốc tài chính (CFO) Ned Segal của Twitter đã lập tức từ chức và không quay trở lại làm việc dưới quyền của Elon Musk. Vijaya Gadde, Giám đốc chính sách người dùng của Twitter, cũng đã bị Elon Musk sa thải.
Không chỉ thay đổi đội ngũ lãnh đạo, Elon Musk cũng thể hiện quyền uy của mình khi đưa ra những yêu cầu oái oăm và có phần khắc nghiệt cho các nhân viên, chẳng hạn yêu cầu nhân viên quay trở lại làm việc trực tiếp tại văn phòng, dù trước đó Twitter đã có chính sách cho phép nhân viên làm việc từ xa vô thời hạn, ngay cả khi dịch bệnh đã kết thúc.
Elon Musk cũng yêu cầu các lập trình viên tại Twitter in toàn bộ những đoạn mã lập trình đã viết trong vòng 60 ngày ra giấy để đích thân Elon Musk xem xét lại; hoặc đưa ra những yêu cầu và áp thời hạn deadline ngắn ngủi buộc nhân viên phải thực hiện xong, nếu không sẽ bị sa thải…
Nhiều nhân viên Twitter đã bày tỏ thái độ phản đối khi phải hoàn thành công việc trong một thời gian ngắn ngủi. Hình ảnh nhân viên Twitter phải ngủ lại tại văn phòng để hoàn thành những yêu cầu do Elon Musk đưa ra cũng được chia sẻ trên mạng xã hội, cho thấy áp lực mà các nhân viên Twitter phải chịu ngay sau khi Elon Musk lên nắm quyền.
Chưa hết, Elon Musk đã đưa ra một quyết định gây tranh cãi khi tiến hành một trong những đợt sa thải nhân sự lớn nhất trong lịch sử.
Theo đó, trước khi hoàn tất thương vụ thâu tóm Twitter, xuất hiện nhiều tin đồn về việc Elon Musk sẽ sa thải 75% trong tổng số 7.500 nhân viên đang làm việc tại Twitter. Elon Musk đã lên tiếng phủ nhận tin đồn này, như một cách trấn an các nhân viên Twitter.
Tuy nhiên, chỉ một thời gian ngắn sau khi lên nắm quyền, Elon Musk đã bất ngờ đưa ra quyết định sa thải 50% nhân viên đang làm việc tại mạng xã hội này. Điều đáng nói, theo phản ánh của nhiều nhân viên Twitter, họ dường như bị lựa chọn để sa thải một cách ngẫu nhiên mà không hề phụ thuộc vào yếu tố đánh giá nào. Quyết định của Elon Musk được nhiều người ví như "cái búng tay" của nhân vật phản diện Thanos trong bộ phim siêu anh hùng "Avengers", khiến một nửa nhân viên Twitter bị "bốc hơi".
Nhiều nhân viên Twitter đã sốc khi phải nhận email sa thải, đặc biệt chỉ một thời gian ngắn trước đó Elon Musk đã lên tiếng trấn an họ về tin đồn sa thải. Elon Musk đã giải thích cho quyết định của mình là nhằm tiết kiệm kinh phí hoạt động để tái cấu trúc Twitter.
Không dừng lại ở đó, giữa tháng 11 vừa qua, vị tỷ phú này vừa gửi email đến các nhân viên Twitter, Những ai không trả lời email của Musk sẽ đồng nghĩa với việc chấp nhận rời khỏi công ty. Nhiều nhân viên Twitter đã quyết định giữ im lặng, từ chối trả lời email của Elon Musk và chấp nhận rời bỏ công ty.
Đáng chú ý, thay vì cảm giác buồn bã hay thất vọng, Không ít nhân viên Twitter chia sẻ lên mạng xã hội những hình ảnh, video cho thấy khoảnh khắc họ đếm ngược đến thời hạn cuối phải trả lời email của Elon Musk, đồng nghĩa với việc họ sẽ tự động bị sa thải. Những nhân viên này thậm chí còn ăn mừng.
"Chúng tôi không cần phải đưa ra lựa chọn nào cả. Cứ giữ im lặng, không trả lời email và chấp nhận rời khỏi công ty. Nhiều người trong chúng tôi cảm thấy hài lòng vì điều đó", Matt Miller một cựu nhân viên Twitter, người chấp nhận rời khỏi công ty, cho biết.
Ước tính đã có khoảng 1.200 nhân viên Twitter chấp nhận bị sa thải, thay vì ở lại tiếp tục cống hiến cho công ty. Những người chấp nhận bị sa thải sẽ được nhận 3 tháng lương từ Twitter trước khi rời đi.
Theo hãng tin Bloomberg, trong số những người chọn nghỉ việc có những vị trí lãnh đạo cao cấp và đóng vai trò quan trọng tại Twitter. Elon Musk đã đích thân thuyết phục những người này tiếp tục ở lại làm việc, nhưng bất thành.
Hiện Twitter đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng nhân sự sau khi Elon Musk lên nắm quyền. Nhiều nhân viên Twitter đã được mạng xã hội này liên hệ và đề nghị đi làm trở lại, dù đã bị sa thải trước đó ít ngày. Điều này khiến nhiều người lo ngại Twitter sẽ không còn đủ nhân lực để kiểm duyệt các nội dung giả mạo và độc hại được chia sẻ trên nền tảng này.
Ngay sau khi lên nắm quyền tại Twitter, Elon Musk đã lập tức đưa ra những quyết định để thay đổi mạng xã hội này, nhưng sau đó lại nhanh chóng thay đổi quyết định do chính mình đưa ra chỉ sau một thời gian ngắn. Điều này đã khiến nhiều người đặt ra câu hỏi liệu Elon Musk có thực sự nghiêm túc trong việc điều hành Twitter hay không.
Một trong những quyết định gây tranh cãi nhất mà Elon Musk đưa ra đó là cung cấp dịch vụ Twitter Blue, gắn vào tài khoản của mình. Điều này cho phép mọi người đều có thể sở hữu tài khoản tích xanh, thay vì dấu tích này chỉ dành riêng cho những người nổi tiếng, công ty hoặc các thương hiệu… như trước đây.
Sau khi trang bị dịch vụ bán tài khoản tích xanh, Twitter lại bất ngờ giới thiệu dấu tích xám để trang bị cho những tài khoản có lượng người theo dõi lớn, nhằm phân biệt với dấu tích xanh mà mọi người có thể mua được bằng tiền. Về cơ bản, dấu tích xám này có chức năng tương tự dấu tích xanh, trước khi Twitter tung ra dịch vụ Twitter Blue.
Tuy nhiên, chỉ vài giờ sau khi giới thiệu tính năng mới, Elon Musk đã bất ngờ thay đổi quyết định và xóa bỏ dấu tích xám ở các tài khoản có lượng người theo dõi lớn trên Twitter.
Quay trở lại với dịch vụ bán tích xanh Twitter Blue, Elon Musk tin rằng dịch vụ này sẽ giúp Twitter kiếm được tiền từ người dùng, vừa giúp xác minh các tài khoản do người dùng lập ra và lọc được các tài khoản ảo trên Twitter. Tuy nhiên, dịch vụ này đã gây ra tác dụng ngược.
Nhiều kẻ lừa đảo đã lợi dụng dịch vụ Twitter Blue để sau đó chi ra 8 USD để gắn tích xanh vào các tài khoản giả mạo này. Kết quả, người dùng không thể phân biệt được đâu là tài khoản mạo danh người nổi tiếng, đâu là tài khoản "chính chủ", do tất cả đều có gắn dấu tích xanh. Các tài khoản mạo danh người nổi tiếng "mọc lên như nấm", ngay cả Elon Musk cũng bị mạo danh ngay trên chính nền tảng mạng xã hội của mình.
Dường như không thể kiểm soát được vấn đề, Twitter đã buộc phải ngừng cung cấp dịch vụ Twitter Blue chỉ sau ít ngày. Một lần nữa, quyết định gây tranh cãi của Elon Musk đã buộc phải thay đổi chỉ trong một thời gian ngắn.
Sau khi thâu tóm Twitter, Elon Musk đã liên tục thể hiện sự hào hứng khi được làm chủ mạng xã hội này. Số lượng nội dung được Musk đăng tải lên trang Twitter cá nhân ngày càng dày hơn so với trước, lượng người theo dõi Musk trên Twitter cũng ngày một tăng.
Theo thống kê của hãng nghiên cứu ứng dụng di động Apptopia, kể từ thời điểm Elon Musk lên nắm quyền tại Twitter, lượng tải ứng dụng và Elon Musk tự tin khẳng định rằng chính mình là người đã giúp Twitter trở nên thú vị và lôi kéo được nhiều người dùng hơn.
Tuy nhiên, Apptopia lại cho rằng nhiều người bắt đầu sử dụng Twitter chỉ vì hiếu kỳ, muốn theo dõi những "trò lố" mà Elon Musk sẽ làm sau khi nắm quyền Twitter. Phần lớn người dùng Twitter, bao gồm cả những người mới tham gia, không đăng bất kỳ nội dung nào lên nền tảng mạng xã hội này, thay vào đó họ chỉ đang đọc và nhấn thích các bài viết, điều này sẽ không mang lại nhiều lợi ích cho Twitter.
"Nó giống như một vụ tai nạn trên đường cao tốc. Mọi người thích dừng lại và xem chuyện gì đang xảy ra", Adam Blacker - Giám đốc nội dung của Apptopia, so sánh về việc Elon Musk lên nắm quyền Twitter.
Ở chiều hướng ngược lại, số lượng người dùng từ bỏ Twitter cũng đã tăng mạnh. Một báo cáo từ Google cho biết lượt người tìm kiếm cách gỡ và xóa tài khoản Twitter đã tăng lên gấp 5 lần kể từ khi Elon Musk lên nắm quyền.
Nhiều người nổi tiếng sở hữu lượng người theo dõi lớn cũng đã Nhiều nhãn hàng, thương hiệu lớn cũng đã quyết định ngừng mua quảng cáo trên Twitter. Một chiến dịch tẩy chay Twitter cũng đã được lan rộng trên các nền tảng mạng xã hội khác như Reddit hay Facebook… để phản đối Elon Musk.
Ngoài những vấn đề về lượng người dùng, Twitter cũng phải đối mặt với tình trạng hỗn loạn kể từ thời điểm Elon Musk lên nắm quyền, khi những nội dung mang tính tiêu cực, phân biệt chủng tộc, ngôn từ kích động… cũng được chia sẻ tràn lan trên Twitter, nhưng được biện hộ dưới vỏ bọc "tự do ngôn luận", là tiêu chí mà Elon Musk đang muốn Twitter nhắm đến.
Dù đang rất tự tin với những gì mình đang làm tại Twitter, Elon Musk cũng đã phải lên tiếng thừa nhận mạng xã hội này có thể phải đối mặt với nguy cơ phá sản khi nhiều nhãn hàng ngừng mua quảng cáo. Elon Musk cho biết mỗi ngày Twitter đang lỗ 4 triệu USD và có thể sẽ phải thua lỗ hàng tỷ USD trong năm tới.
Nhiều nhà phân tích thị trường dự đoán Twitter sẽ phải đối mặt với tương lai bất ổn và khó đoán, một khi Elon Musk vẫn nắm quyền lực tuyệt đối và tiếp tục thể hiện thái độ thiếu nghiêm túc khi điều hành mạng xã hội này.
Thiết kế: Đỗ Diệp
Nội dung: Quang Huy
29/11/2022