Tuyên bố đã phát triển tên lửa siêu thanh, Iran bước vào ‘sân chơi’ của Nga, Mỹ và Trung Quốc

11/11/2022 13:30

Iran đã phát triển một tên lửa đạn đạo có khả năng bay với tốc độ siêu thanh, một quan chức quân đội cấp cao tiết lộ với các nhà báo hôm 10/11. Ở thời điểm hiện tại, chỉ một số ít các quốc gia, chẳng hạn như Nga, Trung Quốc và Mỹ, có công nghệ tiên tiến cần thiết để chế tạo vũ khí như vậy.

453729-5924.jpg
Ông Amir Ali Hajizadeh. Ảnh: Tasnim

Thông tin trên được đưa ra bởi Amir Ali Hajizadeh, chỉ huy Lực lượng Hàng không Vũ trụ của Quân đoàn Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC).

Ông gặp gỡ các nhà báo bên lề một sự kiện kỷ niệm dành riêng cho người tiền nhiệm của mình, Hassan Tehrani Moghadam, người đã có công khởi động chương trình tên lửa đạn đạo tầm xa của Iran.

Theo ông Hajizadeh, vũ khí siêu thanh này được thiết kế để phá hủy hệ thống phòng thủ chống tên lửa của đối phương, có thể cơ động cả bên trong và bên ngoài bầu khí quyển, cho thấy tầm hoạt động tương đối xa.

Ông Hajizadeh không đưa ra thêm thông tin chi tiết về uy lực vũ khí mới, nhưng nhấn mạnh rằng các quốc gia trên thế giới có thể phát mất nhiều thập kỷ mới có thể phát triển công nghệ đánh chặn tên lửa siêu thanh.

Vũ khí siêu thanh có nhiều kiểu dáng khác nhau, nhưng đều có khả năng chịu được các điều kiện khắc nghiệt khi bay xuyên qua bầu khí quyển với tốc độ gấp 5 lần tốc độ âm thanh. Chỉ một số ít các quốc gia, chẳng hạn như Nga, Trung Quốc và Mỹ, có công nghệ tiên tiến cần thiết để chế tạo vũ khí như vậy.

Iran đã đầu tư rất nhiều vào việc phát triển năng lực tên lửa kể từ cuộc chiến kéo dài hàng thập kỷ với Iraq vào những năm 1980. Tehran cho biết kho vũ khí của họ là biện pháp răn đe chống lại sự khiêu khích của Mỹ hoặc các đồng minh trong khu vực, bao gồm cả Israel và Ả-rập Xê-út. Washington đã áp đặt một số lệnh trừng phạt đơn phương đối với Iran, một số lệnh trừng phạt trong đó có liên quan trực tiếp đến các vụ thử tên lửa của nước này.

  • Đức có thể sớm loại bỏ trực thăng tấn công Tiger
    Hãng tin quân sự Defense News đăng tải, do các vấn đề kỹ thuật, Quân đội Đức đang lên kế hoạch thay thế hoàn toàn các đơn vị trực thăng tấn công Tiger bằng dòng trực thăng trinh sát đa nhiệm Airbus H145M cho nhiệm vụ săn thiết giáp đối phương.
  • Tại sao tên lửa siêu vượt âm Kh-47M2 Kinzhal không thể bị ngăn chặn?
    Là loại vũ khí được đích thân Tổng thống Mỹ Joe Biden công nhận là không thể ngăn chặn ở thời điểm hiện tại, tên lửa siêu vượt âm Kh-47M2 Kinzhal xứng đáng là vũ khí sẽ đảm bảo an ninh chiến lược của Nga trong nhiều thập niên tới. Vậy tại sao tên lửa Kh-47M2 Kinzhal lại không thể bị ngăn chặn?
  • “NATO nhỏ” ở Bắc Âu
    Kế hoạch thiết lập một hệ thống phòng không Bắc Âu thống nhất mà 4 nước Thụy Điển, Na Uy, Phần Lan và Đan Mạch công bố mới đây, được ví như việc thành lập một “NATO nhỏ” trong bối cảnh Thụy Điển và Phần Lan đang trong quá trình gia nhập NATO.
  • Hải quân Mỹ và tham vọng tạo ra lá chắn tên lửa bằng laser
    Nhiều năm qua, Hải quân Mỹ đã tập trung nguồn lực cho một số chương trình phát triển vũ khí laser tiềm năng dành cho tương lai. Chúng được kỳ vọng tạo ra lớp phòng thủ mới kết hợp với các loại vũ khí truyền thống giúp Hải quân Mỹ tiếp tục thống trị các đại dương.
  • Quân sự thế giới hôm nay (26-3): Nga sẽ triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật tại Belarus
    Quân sự thế giới hôm nay (26-3) có những tin đáng chú ý sau: Nga sẽ triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật tại Belarus; Singapore tiếp tục tăng cường năng lực quốc phòng; phiến quân Houthis tấn công đoàn hộ tống Bộ trưởng Quốc phòng Yemen.
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Tuyên bố đã phát triển tên lửa siêu thanh, Iran bước vào ‘sân chơi’ của Nga, Mỹ và Trung Quốc
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO