Từ vụ nam sinh lớp 8 bị đánh chết não: Khi cách dạy con của nhiều phụ huynh có vấn đề

Ngọc Ánh (T/H)| 27/03/2024 23:00

Sự việc của cậu bé lớp 8 bị đánh đến mức sắp tử vong vừa qua, khiến dư luận vô cùng bức xúc. Đáng trách hơn là hành động của người bố trong sự việc.

Cụ thể vào ngày 17/3 vừa qua, N.H.Đ (14 tuổi, học sinh lớp 8 Trường THCS Việt Hưng, phường Việt Hưng, quận Long Biên, Hà Nội) ra sân đình Lệ Mật để chơi bóng rổ.

Quá trình chơi có xích mích với một bạn khác học lớp 6 tên K. Sau đó, K. về nhà gọi anh ruột tên M (học lớp 10) và bố là T đưa nhau bằng xe máy đến sân đình gặp cháu Đ. Tiếp đó, K và anh trai lao vào đánh Đ khiến thiếu niên này bất tỉnh tại chỗ.

Nạn nhân sau đó được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang rồi chuyển lên Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, trải qua 2 lần phẫu thuật.

Đ nhập viện cấp cứu trong tình trạng hôn mê, khám ngoài không có dấu vết tổn thương, rách da, chảy máu nhưng khám trong cháu bị chấn thương sọ não nặng, xuất huyết dưới mạng nhện. Nam sinh được phẫu thuật 2 lần nhưng do vết thương quá nặng dẫn tới chết não, sự sống của em gần như không còn, cố duy trì từng ngày bằng máy thở.

Tình trạng của nam sinh 14 tuổi khiến nhiều người xót xa. Nhiều người đã lên án người bố của K và M trong sự việc này.

0b03b972-2b6b-4b0e-8860-e4ff24088cd5.jpeg
ddc5acc6-0589-4c27-a170-b99a050b4b73.jpeg

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Long Biên (Hà Nội) đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam Trương Văn M (16 tuổi, ở phường Việt Hưng, quận Long Biên) về tội Cố ý gây thương tích.

M chính là người đã tham gia đánh nam sinh lớp 8 ở phường Việt Hưng (Long Biên, Hà Nội) 10 ngày trước, khiến nạn nhân bị chết não.

Trước đó, cơ quan điều tra cũng đã khởi tố để điều tra vụ án này.

Cách dạy con đáng lên án

Có một số bộ phận cha mẹ chỉ cần nghe con mình thua thiệt một chút với bạn bè là lập tức bật chế độ 'hổ báo'. Chẳng cần biết ai đúng ai sai, họ chỉ muốn mình và con mình ở 'trên cơ' người khác, do đó hành xử theo cách bạo lực để không ai dám chạm vào con mình.

Điều này chính là nền móng hình thành nên sự suy đồi đạo đức, tư duy lệch lạc cho những đứa trẻ, vì căn bản chúng cũng chỉ là những tờ giấy trắng, mà cha mẹ lại là những tấm gương phản chiếu cho cho chúng học theo. Nếu cha mẹ có những suy nghĩ, hành động xấu thì chắc chắn con của họ cũng sẽ như vậy.

Quay lại sự việc của Đ, sau khi gây ra hậu quả cho Đ nhưng M (anh trai của K) lại không hề có một sự hối cải nào, ngược lại còn nói chuyện với bạn bằng giọng thách thức.

Không ai tin rằng với một đứa trẻ chưa đủ 18 tuổi lại có những suy nghĩ tàn độc thế này, nhà trường chú trọng đến đạo đức bao nhiêu nếu về nhà không có sự giáo dục tử tế, thì cũng sẽ rất khó dạy bảo.

49907422-44bc-417a-b06f-e59d96ab6e55.jpeg
63b5b555-e9cb-4aa2-bdc2-fef9e98d8d57.jpeg

Đây được cho là đoạn tin nhắn M nhắn tin với bạn về sự việc của Đ. Đáng nói là thái độ của M khiến nhiều người phải thốt lên một câu 'đúng là nhà dột từ nóc'.

Trao đổi với PV Báo PNVN dưới góc độ pháp lý, luật sư Nguyễn Anh Thơm (Đoàn luật sư TP Hà Nội) nhận định, đối với vai trò của người bố, cần xem xét vai trò đồng phạm bởi những căn cứ sau: Biết con xảy ra mâu thuẫn nhưng do bênh con đã cùng 2 con đi xe máy đến gặp cháu Đ. để giải quyết.

Cũng theo luật sư Thơm, nếu người bố có mặt, đứng ngay gần mà để mặc con xông vào đánh cháu bé thì là người giúp sức, ủng hộ về tinh thần. Xét về tương quan lực lượng, bên phía đối tượng có 3 người áp đảo, bên phía cháu Đ. chỉ có một mình, lo sợ không dám chống lại hay bỏ chạy đã bị đánh chấn thương sọ não. Hành vi của người bố trong trường hợp này cần xem xét với vai trò đồng phạm.

Bài liên quan
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Từ vụ nam sinh lớp 8 bị đánh chết não: Khi cách dạy con của nhiều phụ huynh có vấn đề
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO