Vụ full clip 8 phút : Gây mất trật tự có bị bắt buộc phải cung cấp mật khẩu điện thoại cho cơ quan công an?

Minh An (t/h)| 29/05/2021 16:46

Việt BáoNhững ngày qua, công đồng mạng chia sẻ full clip 8 phút của nữ diễn viên với tốc độ chóng mặt. Sự việc này đặt ra nhiều vấn đề pháp lý như gây mất an ninh trật tự có bị bắt buộc phải cung cấp mật khẩu điện thoại cho cơ quan công an?

Trước đó nữ diễn viên hot trong bộ phim Về nhà đi con và bạn trai thực hiện quay đoạn video ngắn về chuyện riêng tư của 2 người bằng điện thoại của chị V.T.A.T – nhân vật nữ trong clip.

Tối 25/5, chị V.T.A.T. cùng nhóm bạn khoảng 6 người có tụ tập ăn uống tại một chung cư trên địa bàn phường Trung Hòa (Cầu Giấy, Hà Nội). Quá trình ăn uống, nhóm nay có nói to, gây ồn ào nên Ban Quản lý tòa nhà đã báo Công an phường Trung Hòa lên kiểm tra.

Sau đó, nhóm của chị V.T.A.T. đã bị yêu cầu về trụ sở công an phường Trung Hòa để làm việc. Tại đây, ngoài kiểm tra hành chính, nhóm của chị V.T.A.T. còn bị công an thu điện thoại và yêu cầu đọc mật khẩu điện thoại. Sau đó thì xảy ra sự cố lộ clip nhạy cảm trên.

Clip của nữ diễn viên bị rò rỉ

Nhiều người thắc mắc rằng bị thu điện thoại trong trường hợp gây mất an ninh trật tự thì có bị bắt buộc phải cung cấp mật khẩu cho cơ quan công an?

LS Đặng Văn Cường – Văn phòng Luật sư Chính Pháp (Đoàn luật sư thành phố Hà Nội) cho biết : “Trong trường hợp nếu thu giữ điện thoại thì phải lập biên bản và niêm phong điện thoại lại, biên bản niêm phong và niêm phong có chữ ký của người làm chứng.

Khi bóc gỡ niêm phong thì cũng phải có sự chứng kiến của người chủ điện thoại và khi đó cung cấp mật khẩu. Khi kiểm tra điện thoại thì cán bộ công an và chủ điện thoại cùng kiểm tra, ghi nhận những nội dung có trong điện thoại và lập thành biên bản, sau đó các bên xác nhận những nội dung có trong điện thoại và không khí vào đó”.

LS Đặng Văn Cường cho biết thêm sau khi kiểm tra điện thoại: Nếu vụ việc có dấu hiệu tội phạm thì chiếc điện thoại đó vẫn tiếp tục được niêm phong, được xác định là vật chứng của vụ án để phục vụ cho hoạt động tố tụng; Trường hợp không tìm được các thông tin, căn cứ có liên quan hiệu tội phạm thì sẽ trả lại điện thoại cho chủ sở hữu.

Trong trường hợp chiếc điện thoại đó là đồ vật vi phạm hành chính thì cũng sẽ thu giữ và niêm phong lại. Pháp luật nghiêm cấm việc lợi dụng chức vụ quyền hạn để đánh cắp, chiếm đoạt thông tin bí mật đời tư cá nhân. Việc thu thập các thông tin dữ liệu cá nhân chỉ trong những trường hợp cần thiết và theo quy định của pháp luật. Việc sử dụng thông tin cá nhân phải trên cơ sở quy định pháp luật.

Tức là nếu chỉ đơn thuần gây mất trật tự công cộng thì cơ quan công an không có quyền yêu cầu người dùng cung cấp mật khẩu điện thoại cá nhân .

Nếu chỉ gây mất trật tự thì không thu giữ điện thoại. Nếu thu giữ phải lập biên bản và niêm phong lại. Nếu điện thoại đó là công cụ vi phạm hành chính thì mới thu giữ. Còn là tài sản phương tiện cá nhân không liên quan đến hành vi vi phạm thì không được phép thu giữ.

Trường hợp cán bộ lợi dụng chức vụ quyền hạn để đánh cắp, chiếm đoạt thông tin cá nhân thì tùy vào tính chất mức độ sẽ bị xem xét kỷ luật phải xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự”, LS Đặng Văn Cường phân tích.

Ở một diễn biến khác, Thiếu tướng Nguyễn Anh Tuấn – Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội cho biết: “Giám đốc Công an TP đã chỉ đạo điều tra vụ một nữ diễn viên bị lộ clip nhạy cảm ngày 27/5 và sẽ cung cấp thông tin ngay sau khi có kết quả”.

Về phía nữ diễn viên, sau khi sự cố xảy ra cô cho biết tinh thần rấ suy sụp và hiện đang phải điều trị sức khỏe tại bệnh viện.

Xem thêm: Vụ lộ clip “nóng” của diễn viên Về nhà đi con: Làm gì khi clip “nóng” của bản thân bị rò rỉ?

Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Vụ full clip 8 phút : Gây mất trật tự có bị bắt buộc phải cung cấp mật khẩu điện thoại cho cơ quan công an?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO