Từ đường lây truyền bệnh COVID -19, mách bạn cách phòng bệnh hiệu quả

13/03/2020 10:54

Ở Nhật Bản từ hơn 90 năm nay cũng đã khuyến cáo người dân súc họng để phòng ngừa các chứng nhiễm khuẩn hô hấp thường gặp.

Sau gần 3 tháng từ khi xuất hiện dịch bệnh COVID -19 đã lan ra hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ với số mắc đạt hơn 100 000 ca. COVID -19 là bệnh dịch có mức độ lây lan nhanh.

Theo các chuyên gia y tế, COVID -19 là  bệnh lây qua đường hô hấp. Bình thường virus corona ở người mang mầm bệnh không tự nhiên bay thẳng vào cơ thể chúng ta để tấn công mà nó lây qua các giọt bắn.

Giọt bắn ở đây chính là dịch tiết từ vùng hầu họng (nước miếng, nước bọt) của người mang mầm bệnh khi nói chuyện, ho, hắt hơi,... bắn ra môi trường bên ngoài. Khi đó virus trong giọt bắn  sẽ rơi xuống đất, rơi vào bờ tường hay trên các bề mặt như mặt bàn, ghế hoặc dính trên tay... Vô tình chúng ta sờ phải giọt bắn có chưa virus  đó rồi  lại  sờ  lên các vùng như: miệng, mũi mắt virus sẽ xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh. Do đó  rửa tay bằng xà phòng sẽ khiến virut bị rửa trôi.

Ngoài ra, thường xuyên sát khuẩn miệng (súc họng hoặc xịt họng) bằng các dung dịch sát trùng và uống đủ nước là những biện pháp khiến virus không dễ dàng xâm nhập vào cơ thể, hạn chế tối đa các tác nhân gây bệnh.

Khi người mang mầm bệnh hắt hơi virút theo các giọt bắn ra ngoài có thể rơi xuống đất hoặc bám vào bề mặt như mặt bàn, ghế, bàn tay, quần áo. Nếu vô tình chúng ta chạm vào những chỗ có chưa virus và lại vô tình đưa tay lên mắt, mũi ,miệng virus theo đó mà xâm nhập vào cơ thể (ảnh minh hoạ)

Theo các chuyên gia y tế, hầu hết các virus gây viêm đường hô hấp khác, kể cả b Covid-19 có cơ chế nhiễm và gây bệnh như sau: Sau khi đi vào vùng hầu họng, virus sẽ xâm nhập vào các tế bào niêm mạc và nhân lên, sản sinh ra hàng trăm con. Khi phát triển đủ lớn cả về số lượng và cấu trúc, chúng sẽ phá vỡ tế bào để lan ra ngoài và mỗi con lại tìm cách chui vào một tế bào mới. Cứ như thế, chu trình phát triển được lặp lại nhiều lần và ngày càng đi sâu hơn vào cơ thể. Đây là giai đoạn ủ bệnh.

Đến một lúc nào đó, tùy thuộc vào sức khỏe mỗi người, số lượng virus đủ lớn sẽ phá vỡ cơ chế tự bảo vệ của con người, bệnh sẽ phát ra. Đây là giai đoạn phát bệnh.

Như vậy, trong giai đoạn ủ bệnh, người mang virus không có triệu chứng nên người khác không thể biết. Do đó, họ có khả năng âm thầm lây truyền virus sang người khác mà thông qua các giọt bắn như đã nói ở trên.

Để phòng tránh bị nhiễm virus hay lây truyền cho người khác, chúng ta phải cố gắng ngăn chặn virus đi vào vùng hầu họng của chính mình. Bằng những phương pháp đơn giản dễ làm như thường xuyên  rửa tay bằng xà phòng,  tránh tập trung chỗ đông người, đeo khẩu trang và súc họng bằng dung dịch sát khuẩn…

Súc miệng có tác dụng loại bỏ vi khuẩn bám trên khoang miệng giúp đẩy lùi viêm nhiễm vùng miệng, nướu, chân răng (ảnh minh hoạ)

Các chuyên gia y tế cũng khuyến cáo, không nên nhầm súc miệng và súc họng. Súc miệng là việc sử dụng dung dịch súc miệng giúp loại bỏ vi khuẩn bám trên răng miệng, có tác dụng đẩy lùi viêm nhiễm vùng miệng, nướu, chân răng nhưng không có tác dụng tiêu diệt các tác nhân gây viêm. Do đó, súc miệng chỉ có tác dụng ở vùng khoang miệng. Còn súc họng được thực hiện tại cổ họng tức là dung dịch xuống sâu nhất vùng cổ họng.

Thuốc trong dung dịch sát khuẩn sẽ có tác động trực tiếp lên các tác nhân vi sinh gây bệnh bám trên bề mặt niêm mạc họng, bao gồm cả vi rút, vi khuẩn & vi nấm,…

Súc họng là cách đưa dung dịch đi vào sâu vùng cổ họng tác động trực tiếp lên tác nhân gây bệnh bám trên bề mặt niêm mọng họng (ảnh minh hoạ)

Theo một nghiên cứu năm 2006 đăng trên tạp chí Da liễu của Nhật Bản, chất povidone -iod có tác dụng bất hoạt với  virút SARS-COV gây ra đại dịch SARS 2003 (vi rút này có sự tương đồng gene với SARS-COV 2 gây ra dịch COVID-19)

Ở Nhật Bản từ hơn 90 năm nay cũng đã khuyến cáo người dân súc họng để phòng ngừa các chứng nhiễm khuẩn hô hấp thường gặp.

Tuy nhiên, để phòng các bệnh đường hô hấp nói chung, các bác sĩ cũng khuyên , người dân cần phải thực hiện đầy đủ các biện pháp như khuyến cáo của cơ quan chuyên môn. Bởi, hiệu quả của việc phòng bệnh là sự phối hợp đồng bộ tất cả những biện pháp.

  • Hai lưu ý giúp phòng tránh căn bệnh gây tử vong nhiều hơn ung thư
    Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) tiếp nhận khoảng 50 bệnh nhân đột quỵ mỗi ngày, trong đó gần 10% là người trẻ. Đây là nguyên nhân gây tử vong nhiều hơn cả ung thư.
  • 5 loại thực phẩm chứa chất béo chuyển hóa gây tích tụ mỡ nội tạng
    Chất béo chuyển hóa được nhiều người coi là một trong những loại chất béo không tốt cho sức khỏe nhất. Việc tiêu thụ thực phẩm chứa chất béo chuyển hóa trong thời gian dài có thể gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe con người và tích tụ mỡ nội tạng.
  • 4 loại nước uống thanh lọc phổi hiệu quả
    Thanh lọc phổi có thể là một phần quan trọng của quy trình chăm sóc sức khỏe đặc biệt đối với những người sống trong môi trường ô nhiễm hoặc làm việc trong môi trường có hại. Dưới đây là bốn loại nước uống có thể giúp thanh lọc phổi hiệu quả.
  • Bí quyết bảo vệ làn da khi đi du lịch vào mùa hè
    Mùa hè là thời điểm lí tưởng để du lịch, nhưng khi tham gia các hoạt động ngoài trời dưới cái nắng gay gắt, việc chăm sóc làn da trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
  • 6 trường hợp người cao tuổi không nên uống sữa
    Sữa rất giàu vitamin A, vitamin D, vitamin E và vitamin K, cũng như giàu khoáng chất, đặc biệt là canxi, phốt pho, sắt và iốt. Tuy nhiên, với một số trường hợp người cao tuổi - uống sữa lại ảnh hưởng đến khả năng hấp thu và sức khỏe.
  • 3 cách bổ sung hạt chia để giảm mỡ nội tạng
    Thói quen ăn uống không lành mạnh ngoài việc gây khó khăn khi giảm mỡ bụng, còn làm gia tăng mỡ nội tạng và các vấn đề về sức khỏe. Hạt chia giúp loại bỏ các độc tố tích tụ trong ruột, từ đó giúp giảm mỡ nội tạng. Do đó, chúng ta cần bổ sung hạt chia vào chế độ ăn uống.
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Từ đường lây truyền bệnh COVID -19, mách bạn cách phòng bệnh hiệu quả
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO