Máy bay không người lái trinh sát chiến lược hạng nặng Tu-141 của Liên Xô. |
Tu-141 có chuyến bay lần đầu tiên vào năm 1974. Thực tế, Tu-141 là UAV trinh sát chiến lược đầu tiên của thế giới và là một trong những thành tựu kỹ thuật tiên tiến nhất của Liên Xô trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh.
Tu-141 sử dụng động cơ phản lực tuyến tính để có tốc độ bay hơn gấp 3 lần tốc độ âm thanh (khoảng 3.500km/giờ), giúp nó vượt qua hầu hết các hệ thống phòng không của đối phương vào thời điểm đó. Điểm đặc biệt của UAV trinh sát này là nó không có hệ thống càng đáp để hạ cánh xuống sân bay. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ và bay về căn cứ, nó sẽ tắt động cơ và bung dù để trở về mặt đất an toàn.
Cùng với tốc độ siêu thanh, Tu-141 có tầm bay lên đến 5.500km để thực hiện các nhiệm vụ trinh sát tầm xa hay tấn công các mục tiêu nằm sâu trong lãnh thổ đối phương.
Thiết kế khí động học đặc biệt, kích thước nhỏ gọn và ứng dụng vật liệu chế tạo đặc biệt của Tu-141 giúp nó có khả năng tàng hình trước các thiết bị trinh sát và theo dõi.
Với tổng khối lượng cất cánh khoảng 8 tấn, Tu-141 có thể mang theo nhiều trang bị trinh sát và khi cần thiết có thể mang theo đầu đạn cho các nhiệm vụ tấn công.
Tu-141 là UAV trinh sát chiến lược đầu tiên của thế giới. Ảnh: Topwar |
Mặc dù chương trình UAV trinh sát Tu-141 đã bị hủy bỏ năm 1991 sau khi Liên Xô tan rã, nhưng di sản của nó vẫn tiếp tục truyền cảm hứng cho sự phát triển của UAV quân sự hiện đại và tương lai.
Trong cuộc xung đột tại Ukraine, Kiev đã không ít lần sử dụng Tu-141 hoán cải mang thuốc nổ tấn công các mục tiêu của Nga như một UAV tự sát.
TUẤN SƠN (tổng hợp)