Nhằm bảo tồn và truyền dạy chữ nôm Dao trong cộng đồng, tác giả Phan Huy Thiệp đã gửi Cuộc thi ảnh và Video “Việt Nam hạnh phúc – Happy Vietnam”, album “Truyền dạy chữ Nôm Dao”, giới thiệu về tấm gương thày Tẩn Vần Siệu, năm nay 60 tuổi, ở Xã Tả Phìn – Sa Pa – Lào Cai. Thày đã mở lớp dạy chữ từ năm 2003 dành cho người Dao ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ em vào những tháng nghỉ hè.
Album “Truyền dạy chữ Nôm Dao” – tác giả Phan Huy Thiệp
Ngôi nhà trệt vách gỗ, mái lợp tôn xi măng nằm nép mình cuối con dốc nhỏ trên đường đi Tả Chải từ lâu đã trở thành địa điểm “truyền lửa” chữ Nôm Dao cho nhiều thế hệ thanh thiếu niên người Dao Đỏ. Lớp học chữ Nôm Dao của thầy Tẩn Vần Siệu lúc nào cũng văng vẳng tiếng ê a luyện giọng của nhiều thế hệ học trò từ hơn 20 năm nay. Lớp học dạy tiếng nói và chữ viết nôm dao của thầy góp phần phát triển mở mang tri thức cho người dân địa phương nói riêng và xây dựng phát triển giữ gìn bản sắc dân tộc nói chung.
Album “Truyền dạy chữ Nôm Dao” – tác giả Phan Huy Thiệp
Album “Truyền dạy chữ Nôm Dao” – tác giả Phan Huy Thiệp
Album “Truyền dạy chữ Nôm Dao” – tác giả Phan Huy Thiệp
Album “Truyền dạy chữ Nôm Dao” – tác giả Phan Huy Thiệp
Chữ Nôm Dao là đã được bộ VHTT và Du lịch đưa vào di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc Gia. Đến nay, thống kê của Sở Văn hóa và Thể thao Lào Cai cho thấy, tại 466 làng người Dao trên địa bàn tỉnh đang lưu giữ hơn 11.000 quyển sách với nhiều nội dung phong phú.
Để bảo tồn và phát huy bền vững di sản chữ viết và sách cổ của người Dao, không có hình thức nào hữu hiệu hơn là mở lớp dạy chữ Nôm Dao ngay tại cộng đồng do chính người thầy trong cộng đồng giảng dạy. Bởi vậy, bên cạnh những lớp truyền dạy do người dân tự mở, thời gian qua, một số lớp do Nhà nước hỗ trợ đã được triển khai.