Trung Quốc đang có gì cho mục tiêu làm chủ nhà World Cup?

Bình An| 24/02/2022 13:55

Sau khi tổ chức Olympic mùa Hè 2008 và Olympic mùa Đông 2022, Trung Quốc đang đặt tham vọng đăng cai một kỳ World Cup.

Mục tiêu này đã được Trung Quốc xác lập từ 10 năm trước, không chỉ từ ý chí của Liên đoàn bóng đá nước này mà chính từ mong muốn của nhà lãnh đạo Tập Cận Bình.

Từ năm 2011, ông này đã đưa ra định hướng mục tiêu cho bóng đá Trung Quốc với 3 tham vọng của bóng đá Trung Quốc được nêu ra: tham dự World Cup, đăng cai giải đấu lớn nhất của bóng đá quốc tế và…vô địch World Cup trước 2050.

Là một người hâm mộ bóng đá và quan tâm đến đời sống bóng đá Trung Quốc, những mục tiêu này được ông Tập Cận Bình chia sẻ trực tiếp với Chủ tịch FIFA Gianni Infantino trong các chuyến thăm và gặp gỡ trực tiếp Trung Quốc năm 2017.

untitled.png
Chủ tịch FIFA Infantino thăm Trung Quốc năm 2017.

Ngay sau Olympic mùa Đông 2022 kết thúc, câu chuyện đăng cai giải đấu lớn nhất của bóng đá thế giới một lần nữa lại được nhắc đến khi chỉ còn 2 năm nữa FIFA sẽ chính thức công bố nước chủ nhà của World Cup 2030.

Việc đăng cai thành công hai kỳ Olympic, cho thấy Trung Quốc đáp ứng tốt tiêu chuẩn về cơ sở vật chất, tài chính và tổ chức. Thành tích thứ 3 bảng tổng sắp huy chương tại Olympic mùa Đông cho thấy nước này đủ năng lực để thúc đẩy sự quan tâm của đại chúng.

Thêm một lợi thế nữa của Trung Quốc là có mối quan hệ tốt với đa số thành viên FIFA và cơ quan điều hành bóng đá thế giới đang rất tích cực quảng bá bóng đá tại đây, nhằm khai thác nhiều hơn tiềm năng thị trường đông dân nhất nhì thế giới.

Sau khi nhiều tập đoàn Âu-Mỹ rút khỏi thỏa thuận tại trợ với FIFA, đã để lại khoảng trống lớn về điều kiện tài chính của tổ chức này. Rất may, các tập toàn hùng mạnh của Trung Quốc đã kịp lấp đầy và ngày càng có vai trò quan trọng trong cứu vãn những bê bối tài chính của “FIFAgate” khiến nhiều lãnh đạo bị bắt vì tham nhũng.

Alibaba là nhà tài trợ của FIFA từ 2019, Wanda và Hisense cũng góp mặt. Ngoài ra còn có điện thoại Vivo và sữa Mengniu. Tất cả đểu là đối tác thương mại quan trọng của FIFA.

Tuy nhiên, câu chuyện không chỉ ở sân bãi hay tiền bạc, mà là uy tín của nền bóng đá đủ để FIFA và các nước đồng thuận trao quyền.

ac7d2a294590f97b9f41cfcbc0367078.jpg
Mục tiêu dự World Cup của Trung Quốc liên tục thất bại từ sau World Cup 2002 đến nay.

Bo Li - Giáo sư chuyên ngành Quản lý thể thao tại ĐH Miami (Mỹ) mới đây đã phân tích cơ hội của Trung Quốc trên chuyên trang Fox Sport: “FIFA ngày càng quan tâm đến việc trao quyền tổ chức World Cup theo hình thức đồng đăng cai, điều này có vẻ khó với Trung Quốc vì tham vọng và điều kiện của họ hoàn toàn đủ đáp ứng một mình tổ chức. Đăng cai và cạnh tranh đăng cai World Cup tuy ít nhưng lại chuyên sâu hơn do với tổ chức Olympic”.

World Cup 2026 do liên minh Mỹ-Canada-Mexico đăng cai. FIFA sẽ công bố chủ nhà World Cup 2030 vào năm 2024, nghĩa là Trung Quốc chỉ còn 2 năm nữa để chuẩn bị cho mụa tiêu 2030. Liệu có kịp để chuẩn bị cạnh tranh với các ứng viên: Uruguay, Argentina, liên minh Paraguay – Chile, Liên hiệp Anh, liên minh Tây Ban Nha – Bồ Đào Nha.

Vấn đề cốt lõi của Trung Quốc hiện nay là thực lực sân cỏ. Lần duy nhất họ tham dự World Cup là năm 2002 khi giải tổ chức tại Nhật Bản – Hàn Quốc, với thành tích toàn thua và không ghi bàn thắng nào. Niềm hy vọng dự World Cup 2022 cũng bị dập tắt, nhất là sau trận thua bẽ bàng 1-3 trước Việt Nam tại lượt trận mới nhất vòng loại thứ 3 khu vực châu Á, đã lộ ra rất nhiều vấn đề của bóng đá Trung Quốc.

960x0.jpg
Bóng đá Trung Quốc nhiều tiền, nhưng bề nổi nhiều hơn thực chất trên sân cỏ.

Bóng đá Trung Quốc bắt đầu được thế giới chú ý cách đây gần chục năm, khi vung tiền chiêu mộ các ngôi sao thế giới và HLV nổi tiếng. Đó là chưa kể gần 30 cầu thủ từ Brazil, Argentina, châu Phi và châu Âu đồng ý nhập tịch để khoác áo ĐTQG. Tuy nhiên, chiến lược “lính đánh thuê” này chưa bao giờ mang lại hiệu quả, cho thấy tầm nhìn dài hạn.

Kế hoạch cho tham vọng đăng cai World Cup của Trung Quốc là xây dựng các trung tâm đào tạo trẻ mới và khuyến khích các "thành phố trọng điểm" thành lập hai hoặc nhiều CLB chuyên nghiệp nam và nữ.

Tổng cục Thể thao Trung Quốc cũng ban hành kế hoạch cải thiện quản trị và xây dựng cơ sở hạ tầng, hướng tới mục tiêu có 1 sân bong1/10.000 dân vào năm 2025. Thiết lập chính sách để nâng các giải đấu quốc nội đạt chuẩn hạng nhất ở châu Á vào năm 2030, khuyến khích "mô hình đầu tư đa dạng" và xã hội hóa nguồn lực từ doanh nghiệp nhà nước lẫn tư nhân và các tổ chức.

Tuy vậy, bước chạy đà này đã hỏng. Các CLB tại Super League vẫn chưa thể ổn định khi liên tục thay đổi chủ sở hữu. Nhiều ngôi sao từ châu Âu đã bỏ đi vì chẳng học hỏi gì về chuyên môn hoăc…bị nợ lương. Ấm ĩ nhất là trường hợp của tiền đạo Anthony Modeste, chân sút người Pháp đã trở lại Bundesliga và 3 năm qua kiên trì đòi nợ CLB. Gã khổng lồ Guangzhou Evegreen, Jiangsu Suning đã tuyên bố phá sản.

Mads Davidsen, cựu GĐKT của CLB Shanghai SIPG, nhận xét: “Trung Quốc có cơ sở vật chất và hậu cần đủ tốt nhưng tầm nhìn dài hạn thì không. Khi còn ở đây, tôi từng khuyên rằng hãy quên World Cup trước mắt đi. Một nền tảng và tầm nhìn 8-10 năm mới là câu trả lời. Nhưng tất cả quá tập trung vào thành công trước mắt”.

Chuyên gia người Đan Mạch cũng cho rằng, bóng đá Trung Quốc cần thay đổi cấu trúc quản lý, người làm bóng đá có thể đưa ra quyết định, thay vì thực hành những chỉ đạo từ trên xuống của những người không có chuyên môn.

qgm4o3cxm5na3jr4ulilu2zrie.jpg
Nhà lãnh đạo Tập Cận Bình thăm một giải bóng đá tại Dublin (CH Ireland) năm 2012.

Cameron Wilson, biên tập viên của trang Wild East Football, chuyên về bóng đá Trung Quốc, từng nhận xét: “Từ góc độ bóng đá, những cải cách của Trung Quốc là có chủ đích tốt và hợp lý. Nhưng nó không hứa hẹn bất kỳ sự cải thiện đáng kể nào đối với vận mệnh bóng đá của Trung Quốc, bởi vì không giải quyết các vấn đề cốt lõi và mang tính hệ thống vốn ngăn cản bóng đá phát triển một cách căn cơ, như ở các quốc gia bóng đá thành công ".

Tham vọng của Trung Quốc, đâu chỉ ở mỗi sân chơi World Cup. Nhưng lúc này, họ đang bị xem là thiếu tỉnh táo khi muốn làm chủ nhà, chưa nói đến mục tiêu…vô địch.

Theo Reuters, Forbes, FOX Sport
Copy Link
Bài liên quan
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Trung Quốc đang có gì cho mục tiêu làm chủ nhà World Cup?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO