TIẾP TỤC CẬP NHẬT,…
Tại phiên họp, các đại biểu: Nàng Xô Vi (Kon Tum), Nguyễn Huy Thái (Bạc Liêu), Nguyễn Thị Quyên Thanh (Vĩnh Long); Trần Văn Tuấn (Bắc Giang); Hoàng Văn Liên (Long An);... chất vấn các nội dung: Giải pháp ngăn chặn, chấm dứt tình trạng dạy và học theo hình thức đọc chép "văn mẫu" cho học sinh học thuộc; Giải pháp chấn chỉnh tình trạng dạy thêm, học thêm trực tuyến trong mùa dịch; bảo đảm sức khỏe, tâm lý cho học sinh, giáo viên, chất lượng dạy và học do tác động của dịch bệnh; trách nhiệm và giải pháp của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sinh viên ra trường không tìm được việc làm; quan điểm của Bộ trưởng về dạy học trực tuyến, học qua truyền hình cho học sinh lớp 1;...
Đọc chép "văn mẫu" cho học sinh học thuộc là rất tai hại
Trả lời đại biểu, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh tầm quan trọng trong việc hình thành nhân cách, tâm hồn cho học sinh qua việc giảng dạy môn ngữ Văn. Do đó, việc dạy môn ngữ Văn theo hình thức đọc, chép "văn mẫu" cho học sinh học thuộc là rất tai hại. Bộ đã có chương trình để chấn chỉnh, ngăn chặn tình trạng này.
Về dạy thêm trực tuyến, Bộ trưởng nêu rõ, việc dạy thêm học thêm trong trạng thái bình thường đã là không được, nhất là trong bối cảnh học sinh phải học trực tuyến đã rất căng thẳng. Bộ trưởng đề nghị các địa phương cần tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo đúng quy định.
Học tập trực tuyến đã gây nhiều hệ lụy, ảnh hưởng tiêu cực
Báo cáo Quốc hội trước phiên trả lời chất vấn, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết: Gần hai năm qua, đại dịch COVID-19 đã làm đảo lộnvà tàn phá tất cả các lĩnhvực của đời sống, trong đó giáodục và đào tạo là lĩnh vựcchịu ảnh hưởng rất nặng nề.
Kếhoạch năm học bị đứt đoạn, chươngtrình và nội dung giáo dục phảithay đổi theo hướng chỉ còn phầncốt lõi. Gần 20 triệu học sinh, sinhviên không được tới trường trong mộtthời gian rất dài. Trên 7 vạn sinhviên không thể ra trường đúng hạn,ảnh hưởng tới việc cung cấp nguồnnhân lực.
Theo Bộ trưởng: “Việc học tập trực tuyến, họctruyền hình trong điều kiện hạ tầngcòn rất rất nhiều khó khăn, thiếuthốn đã gây ra nhiều hệlụy và ảnh hưởng tiêu cực. Họcsinh căng thẳng, mệt mỏi, thầy côcực nhọc và áp lực, phụ huynhbức xúc, xã hội lo lắng. Nhữngchuyện bi hài, những việc đau lòngđã diễn ra khó có thể kểsiết...”
Quán triệt tinh thần chỉ đạocủa Chính phủ ngừng tới lớp - khôngngừng học tập, toàn ngành giáo dụcvà đào tạo đã chủ động chuyểntrạng thái sang dạy và học ứngphó với dịch bệnh, ra sức cốgắng để hạn chế những tác độngtiêu cực của dịch bệnh tới giáodục, kiên trì theo đuổi mục tiêuchất lượng.
Bộ Giáo dục và Đàotạo đã động viên toàn thể cánbộ, nhân viên, nhà giáo và cáccán bộ quản lý toàn ngành khắcphục khó khăn, phát huy tinh thầntrách nhiệm với nghề nghiệp và vớihọc sinh để cùng nhau đoàn kết,ứng phó với dịch bệnh. Tất cảvì học sinh thân yêu!
Khắc phục hậu quả không phải một sớm một chiều
Dịch bệnhđang dần được kiểm soát, cuộc sốngbình thường mới đang dần được xáclập. Kinh tế và các hoạt độngxã hội sẽ dần phục hồi,nhưng ngành giáo dục lại bắt đầumột chặng đường mới với những khókhăn, thách thức vẫn còn nguyên, vàthậm chí còn lớn hơn nữa đangchờ phía trước. Hậu quả do dịchbệnh gây ra để lại lâu dàivà sự khắc phục nó không phảimột sớm một chiều.
Ngành giáo dụcđã triển khai đánh giá ảnh hưởngcủa dịch bệnh, bước đầu có nhữngcon số và chỉ số về tácđộng tiêu cực, có điều đã nhìnthấy ngay và đã thấy, nhưng cũngcó những điều còn ảnh hưởng lâudài chưa đo đếm được. Đặc biệtlà những lỗ hổng về kiến thức,những tác động tâm lý, tinh thần,tình cảm cậu học sinh.
Bộ trưởng bày tỏ: “Trong sựchuyển trạng thái và ứng phó vớidịch bệnh vừa qua, thật cảm độngkhi ngành giáo dục được lãnh đạoĐảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ,Thủ tướng Chính phủ đặc biệt quantâm chỉ đạo, được toàn thể xãhội, các cấp, các ngành, đoàn thểchăm lo chung tay hỗ trợ.
Thaymặt cho trên 1,5 triệu giáo viênvà người lao động cùng 24 triệu họcsinh, sinh viên, tôi xin được trântrọng bày tỏ sự biết ơn sâusắc”.
Bộ trưởng cảm ơn Quốc hội đãchọn lĩnh vực giáo dục và đàotạo với các chủ đề mang tínhthời sự để tiến hành chất vấntrong kỳ họp này. Điều đó chothấy mức độ quan tâm của cácđại biểu Quốc hội tới giáo dục, sựchia sẻ với ngành và tạo cơhội để cho Bộ trưởng Bộ Giáodục và Đào tạo thực hiện báocáo giải trình về việc thực thitrách nhiệm.
Các ý kiến của cácđại biểu Quốc hội, những người tiêubiểu cho trí tuệ và trách nhiệmvới đất nước và nhân dân, nhữngngười đã được lắng nghe ý kiếncủa cử tri sâu sát thực tế đưa ra chất vấn hôm nay,chắc chắn sẽ giúp cho ngành giáodục và đào tạo thấy rõ hơn,rõ thêm những việc cần làm đểBộ Giáo dục và Đào tạo làmtốt hơn nhiệm vụ vinh quang đượcĐảng, Nhà nước và nhân dân giaophó.
Lần đầu tiên Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đăng đàn trả lời chất vấn trước Quốc hội. |
Dưới sự chủ trì và điều hành của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn sẽ giải trình, làm rõ các nội dung về: Bảo đảm chất lượng dạy - học, tiếp tục thực hiện đổi mới căn bản giáo dục và đào tạo trong điều kiện dịch COVID-19.
Công tác dạy - học trực tuyến bảo đảm hiệu quả, công bằng trong việc tiếp cận các điều kiện giáo dục, học tập giữa học sinh các vùng miền. Việc giảm tải chương trình học cho học sinh.
Việc thu hẹp khoảng cách về giáo dục giữa thành thị và nông thôn, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Công tác an toàn trường học, y tế học đường để học sinh, sinh viên có thể trở lại trường học. Phương án tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT trong bối cảnh dịch bệnh.
Ở nhóm vấn đề trên,Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam; Bộ trưởng các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Y tế, Lao động - Thương binh và Xã hội, Nội vụ, Thông tin và Truyền thông cùng tham gia trả lời chất vấn, giải trình về những vấn đề có liên quan.
Chiều cùng ngày, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn và các thành viên Chính phủ liên quan sẽ có thêm 50 phút để tiếp tục trả lời chất vấn đối với nhóm vấn đề thứ ba.
Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn về bảo đảm chất lượng dạy - học, tiếp tục thực hiện đổi mới căn bản giáo dục và đào tạo trong điều kiện dịch COVID-19,... |
Trong báo cáo gửi tới các đại biểu Quốc hội, giải trình và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, ngành Giáo dục là một trong những ngành chịu tác động, ảnh hưởng tiêu cực nhiều nhất của dịch COVID-19.
Dịch COVID-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc đảm bảo chất lượng dạy và học, cũng như việc thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo Nghị quyết 29 của Đảng.
Trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, dự kiến còn có thể kéo dài, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo triển khai nhiều nhiệm vụ, giải pháp để bảo đảm chất lượng dạy và học, tiếp tục đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương chủ động xây dựng và triển khai kế hoạch năm học linh hoạt, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ em, tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em đáp ứng yêu cầu của Chương trình giáo dục mầm non trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp. Không tổ chức dạy học trực tuyến, dạy học qua truyền hình đối với cấp học mầm non.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã hướng dẫn các cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ năm học đảm bảo thực hiện mục tiêu kép vừa phòng, chống dịch COVID-19, vừa tổ chức hoàn thành nhiệm vụ năm học; điều chỉnh tổ chức hoạt động giáo dục theo hướng tập trung dạy và học nội dung cốt lõi các môn học trong điều kiện phòng, chống COVID-19; hướng dẫn địa phương chủ động linh hoạt chuyển đổi giữa dạy học trực tiếp và dạy học trực tuyến, trên truyền hình; duy trì dạy học trực tuyến, dạy học trên truyền hình để hỗ trợ dạy học trực tiếp...
Tuy nhiên, các cấp học vẫn còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế.
Đối với giáo dục mầm non, một bộ phận không nhỏ giáo viên ngoài công lập không có lương khi phải nghỉ dạy trong thời gian trẻ em ở nhà không đến trường để phòng dịch COVID-19, dẫn đến tình trạng giáo viên mầm non bỏ việc. Đây sẽ là khó khăn lớn của các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập trong đảm bảo an toàn cho trẻ và chất lượng giáo dục khi huy động trẻ đến trường sau thời gian nghỉ tránh dịch.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho rằng, trẻ không được đến trường, trong khi nhiều phụ huynh không có kỹ năng, kiến thức chăm sóc trẻ, thời gian trẻ ở nhà dài dẫn đến áp lực, căng thẳng, dễ gây ra mất an toàn cho trẻ; nhiều phụ huynh phải sắp xếp công việc để chăm sóc con ở gia đình, ảnh hưởng lớn tới thu nhập và phát triển kinh tế.
Việc hướng dẫn trực tuyến cho cha mẹ trẻ hạn chế về nội dung, phương pháp, trang thiết bị và các chất liệu thực tiễn, trực quan sinh động, chưa đảm bảo tương tác tích cực với trẻ mầm non. Những hạn chế nêu trên dẫn đến trẻ em giáo dục mầm non giai đoạn hiện nay có nguy cơ chậm phát triển.
Đối với giáo dục phổ thông, học sinh các gia đình nghèo, vùng khó khăn đang thiếu thiết bị để học tập trực tuyến, có tới 1,5 triệu học sinh không có bất cứ thiết bị nào để học tập theo phương thức này. Các bài dạy trên truyền hình chưa phủ hết tiến trình bài học chương trình các môn học.
Bên cạnh đó, tổ chuyên môn và các cơ sở giáo dục còn gặp nhiều bỡ ngỡ, khó khăn về thời gian và con người trong xây dựng kế hoạch giáo dục đối với các môn học mới có nội dung tích hợp, liên môn, có hiện tượng cắt ngang chương trình môn học để dạy song song; nhiều bài giảng trực tuyến chưa sinh động, hấp dẫn; hạn chế tương tác giữa học sinh và giáo viên trong quá trình dạy học trực tuyến, đặc biệt là khi học sinh học qua truyền hình...
Đối với giáo dục đại học, do tình hình dịch bệnh kéo dài nên hiện vẫn còn 20 cơ sở đào tạo vẫn còn khóa sinh viên chưa hoàn thành hết bài đánh giá kết thúc năm học, chủ yếu thuộc các khối trường văn hóa nghệ thuật, trường đào tạo khối ngành sức khỏe. Nhiều cơ sở giáo dục đại học chưa tổ chức được công tác tuyển sinh trình độ thạc sĩ và tiến sĩ.
Hệ thống đào tạo trực tuyến ở các cơ sở GDĐH chưa được phát triển đầy đủ, nhiều trường còn hạn chế. Việc bảo đảm chất lượng đào tạo trực tuyến gặp nhiều khó khăn, nhất là đối với các chương trình đào tạo yêu cầu nhiều thời gian thực hành, thực tập để trang bị các kỹ năng nghề nghiệp./.