Đối với trực thăng thông thường, việc bị mất đuôi sẽ khiến máy bay bị mất thăng bằng và bị rơi do mất cánh quạt nhỏ giữ cân bằng được gắn ở phần đuôi. Nhưng Ka-52 sử dụng cánh quạt đồng trục nên không cần bộ cánh quạt nhỏ kia. Đến đây, người ta lại càng thấy sự lợi hại của thiết kế này.
Trực thăng Ka-52 có cánh quạt đồng trục gồm hai bộ cánh quạt được gắn cùng trục chính trên nóc máy bay. Ảnh: Military Africa |
Trực thăng Ka-52 có cánh quạt đồng trục gồm hai bộ cánh quạt được gắn cùng trục chính trên nóc máy bay. Việc hai bộ cánh quạt chuyển động ngược chiều giúp triệt tiêu hoàn toàn mô-men xoay trên thân máy bay, giúp nó bay rất ổn định.
Hai bộ cánh quạt khi hoạt động cũng đem lại cho máy bay lực đẩy tối ưu hơn so với một bộ ở trực thăng thông thường.
Khi sử dụng cánh quạt đồng trục, trực thăng Ka-52 loại bỏ hoàn toàn cánh lái đuôi, giúp máy bay nhỏ gọn hơn. Nguồn: Armies Power |
Khi sử dụng cánh quạt đồng trục, máy bay trực thăng loại bỏ hoàn toàn cánh lái đuôi, giúp máy bay nhỏ gọn hơn, đặc biệt rất thuận lợi khi sử dụng trên tàu chiến. Mặt khác, nó có khả năng di chuyển rất nhanh theo các hướng với tốc độ như khi bay thẳng; khả năng xoay chuyển nhanh ngay cả khi máy bay đứng yên giúp máy bay rất phù hợp khi tác chiến trong đô thị.
Thêm vào đó, cơ chế thoát hiểm cho kíp bay trên trực thăng có cánh quạt đồng trục nâng cao đáng kể khả năng sống sót của phi công vì khi máy bay gặp nạn, cánh quạt đồng trục sẽ được kích nổ, giúp phi công dễ dàng thoát khỏi máy bay hơn.
Nga là quốc gia đi đầu trong việc chế tạo trực thăng chiến đấu có cánh quạt đồng trục, điển hình như các loại máy bay Ka-27, Ka-28, Ka-31, Ka-50 và Ka-52. Phải đến những năm gần đây, Mỹ mới phá thế độc quyền đó bằng chương trình phát triển S-97 Raider và một số loại khác.
THẾ TRUYỀN (theo The Drive)
Mời bạn đọc vào chuyên mục Quân sự thế giới xem các tin, bài liên quan.