- Sau trận đấu với Philippines, ông đánh giá như thế nào về màn trình diễn của đội tuyển Việt Nam?
- Thực tế, đội tuyển Việt Nam từng nhiều lần chạm trán Philippines tại các giải Đông Nam Á nên đã quá quen với lối chơi của đội bóng này. Philippines nhìn chung vẫn là đội bóng nghèo nàn về đấu pháp, thiếu tính tổ chức trong phòng ngự và chủ yếu dựa vào số ít cầu thủ có kỹ thuật và tốc độ để lên bóng tấn công.
Lối chơi của Philippines chủ yếu vẫn xoay quanh việc cố gắng ghi bàn, thế nên tuyển Việt Nam tạo được nhiều cơ hội nếu không bị thủng lưới trước. Ở trận đấu vừa qua, lối chơi và chiến thuật của Philippines vẫn thế, chẳng có gì mới lạ.
Tuyển Việt Nam thừa sức khả năng đánh bại Philippines với việc duy trì được sự cân bằng ở giữa sân, nếu các tiền vệ tạo ra đủ tác động chiến thuật để toàn đội phối hợp nhịp nhàng trong phòng ngự lẫn tấn công. Ở khía cạnh này, đội tuyển Việt Nam chưa thể áp đảo Philippines.
Dù bất lợi về mặt sân bãi, sự vượt trội của tuyển Việt Nam tạo ra kỳ vọng về việc ghi nhiều bàn thắng hơn cũng như tạo ra bầu không khí hưng phấn cho trận đấu tiếp theo. Điều đáng nói, nếu Philippines thành công trong việc đưa bóng vào lưới với các cơ hội ở các phút 76 và 84, kịch bản trận đấu có thể đã rẽ theo hướng khác.
Thế nên, sự cân bằng trong phòng ngự và tổ chức lối chơi của tuyển Việt Nam vẫn là điểm phải hoài nghi.
- So với thời HLV Park Hang Seo, những điểm khác biệt lớn nhất của đội tuyển Việt Nam dưới thời HLV Troussier là gì?
- Khác biệt lớn nhất nhìn từ bên ngoài là sự cân bằng và khâu tổ chức phòng ngự. Dù lối chơi phòng ngự của HLV Park Hang Seo được duy trì suốt trận đấu, không thể nói chiến thuật ấy thất bại nếu như không cho đối phương có được cơ hội ăn bàn rõ rệt.
Lý do là trong mỗi trận đấu, nguy cơ thường trực là các đợt tấn công của đối phương, đồng nghĩa nguy cơ bị thủng lưới. Vì vậy, ngay cả khi tuyển Việt Nam không đạt được thông số ấn tượng về tỉ lệ kiểm soát bóng, số pha dứt điểm hay số đường chuyền so với đối thủ, nếu có được bàn thắng trong những tình huống quyết định, trận đấu vẫn được xem là thành công.
Mục tiêu của Việt Nam chưa bao giờ chỉ là đánh bại Philippines. Nó phải nhiều hơn thế. Vì thế, tuyển Việt Nam hiện tại cần hướng đến sự cân bằng hệ thống chiến thuật và cải thiện khâu tổ chức có bóng lẫn không bóng. Vấn đề này sẽ bộc lộ rõ khi gặp đối thủ mạnh.
- Theo ông đội tuyển Việt Nam đang gặp những hạn chế nào?
- Hàn Quốc đã lên kế hoạch tổ chức trận giao hữu với đội tuyển Việt Nam để hướng tới mục tiêu giành chiến thắng ở AFC Asian Cup sắp tới. Lý do là để Hàn Quốc tìm ra các giải pháp chiến thuật và chuẩn bị cho các trận đấu với các đội tuyển Đông Nam Á.
Tương tự, đội tuyển Việt Nam cũng không nên hài lòng với kết quả đạt được ở giải đấu Đông Nam Á. Ý nghĩa ở đây là tuyển Việt Nam cần tìm ra giải pháp chính xác khi đối mặt với các đội mạnh trong các giải đấu lớn. Để làm điều này, Việt Nam phải tiếp tục cải thiện và hoàn thiện kiến thức cũng như hệ thống chiến thuật.
- Trước mắt thầy trò Troussier là một đối thủ mạnh ở cuộc so tài vào 19h00 ngày hôm nay trên sân Mỹ Đình, ông đánh giá như thế nào về đội tuyển Iraq?
- Iraq rõ ràng là đội bóng mạnh. Họ rất khỏe và khéo. Tuy nhiên, tôi nhận thấy Iraq sở hữu hàng thủ thiếu vững chãi. Họ thường xuyên để xảy ra sự cố dù thắng áp đảo Indonesia.
Đặc biệt hơn nữa, Iraq tấn công dựa trên nỗ lực tận dụng kỹ thuật cá nhân và ưu thế về thể chất hơn là tổ chức quy củ. Nói cách khác, hệ thống tấn công của Iraq không có nhiều mảng miếng biến hóa, tự phát và thiếu ổn định.
Nếu Indonesia không để lọt lưới vì sai lầm cá nhân, kết quả trận đấu có thể sẽ khác. Tất nhiên, tiền đạo số 9 của Iraq (Ali Al-Hamadi) cực kỳ lợi hại. Hàng thủ đội tuyển Việt Nam cần đặc biệt chú ý đến chân sút đẳng cấp này. Ngoài ra là các đợt lên bóng từ biên của đối phương.
- Ông dự đoán thế nào về đấu pháp HLV Troussier sẽ sử dụng trước đối thủ được đánh giá cao hơn đến từ Tây Á?
- Bản thân tôi cảm thấy khó đoán về cách sử dụng chiến thuật của HLV Troussier. Tuy nhiên, dựa trên khách quan, có thể đưa ra một số dự đoán từ tính chất trận đấu. Iraq có khả năng tấn công tốt nên đầu tiên tuyển Việt Nam phải chú trọng khâu phòng ngự, tổ chức phản công nhanh.
Đặc biệt với triết lý của ông Troussier, cần tối ưu hóa khả năng cầm bóng và tầm ảnh hưởng trong việc dẫn dắt thế trận của hàng tiền vệ. Đó là yếu tố tiên quyết dẫn đến chiến thắng và tôi nghĩ HLV Troussier biết cách vô hiệu hóa lối chơi của đội tuyển Iraq.
- Câu hỏi cuối cùng, nếu là ông Park Hang Seo, trong các lần chạm trán các đối thủ đến từ Tây Á, ông ấy sẽ chú trọng ở điểm nào?
- Ưu tiên sự ổn định của hàng phòng ngự là trước nhất. Tiếp đến là sự cân bằng hệ thống trong suốt trận đấu. Điểm quan trọng là các cầu thủ hiểu rõ yêu cầu chiến thuật đề ra và thực thi hiệu quả. Định hướng vị trí nhanh chóng, di chuyển phòng ngự có tổ chức, các hậu vệ và tiền vệ duy trì sự cân bằng giữa phòng ngự và hỗ trợ tấn công.
Ngoài ra là yếu tố sức mạnh tinh thần và thể chất. HLV Park Hang Seo luôn chú trọng đến hai khía cạnh này. Ông luôn muốn các cầu thủ phải phát huy hết không chỉ thể lực mà còn trí lực. Qua đó đảm bảo được sự đồng bộ, tính nhất quán của cả hệ thống chiến thuật theo yêu cầu. Nếu chuẩn bị tốt, tôi tin Việt Nam có thể đánh bại Iraq!
Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi!