Trẻ ích kỉ khi lớn lên vì hấp thụ cách nuôi con này của cha mẹ từ nhỏ

10/05/2024 15:23

Có một kiểu nuôi dạy con của cha mẹ khiến trẻ dần hình thành sự 'ảo tưởng về quyền lợi', dần hình thành tính ích kỉ.

Trong cuộc sống có một kiểu người đặc biệt độc đoán và ích kỉ, dù làm gì cũng phải theo ý mình, nếu không sẽ mất bình tĩnh. "Tôi không quan tâm điều bạn nghĩ, tôi chỉ quan tâm điều tôi nghĩ", đó là phương châm của kiểu người này.

Những trẻ có ảo tưởng về quyền lợi cũng thường có tính khí thất thường, khi lớn lên dễ xảy ra mâu thuẫn, xích mích với người khác. Cùng với việc thiếu kỷ luật tự giác, không có khả năng kiềm chế bản thân, trẻ sẽ khó đạt được thành tựu trong tương lai. Chúng cũng có ít tham vọng trong sự nghiệp và thậm chí không sẵn sàng hoàn thành những nhiệm vụ cần thiết, điều này khiến trẻ dễ gặp khó khăn về tài chính.

Không ai chịu nổi một người có sự ảo tưởng về quyền lợi. Cuối cùng ngay cả người thân thiết cũng trở nên xa lánh hoặc thậm chí cắt đứt quan hệ.

Trên thực tế, tính cách thực sự của một người bị ảnh hưởng lớn nhất bởi cách nuôi dạy của gia đình.

Trẻ ích kỉ khi lớn lên vì hấp thụ cách nuôi con này của cha mẹ từ nhỏ-1

Những trẻ có ảo tưởng về quyền lợi cũng thường có tính khí thất thường, khi lớn lên dễ xảy ra mâu thuẫn, xích mích với người khác. Ảnh minh họa

Nuông chiều

Trẻ em được cho bất cứ thứ gì chúng muốn, cha mẹ đáp ứng những nhu cầu của con dù hợp lý hay vô lý. Kiểu nuôi dạy này có thể nói là nguyên nhân rõ ràng nhất dẫn đến ảo tưởng về quyền lợi. Cách nuôi dạy này sẽ khiến trẻ cảm thấy rằng tất cả mọi người đều phải nghe lời mình. Trẻ cũng hình thành ảo tưởng rằng "mình có sức mạnh vô hạn".

Ngoài ra, nếu chúng ta không yêu cầu trẻ chịu trách nhiệm về công việc riêng, học tập, việc nhà,… trẻ sẽ không học được khái niệm "tương hỗ" và coi việc người khác chăm sóc hay đáp ứng nhu cầu của mình là điều hiển nhiên, không phải đáp lại.

Không tạo cơ hội giảng dạy

Làm cha mẹ không có nghĩa là sinh con. Trên thực tế, đó chỉ là điểm khởi đầu của một hành trình dài chăm chỉ và cẩn thận.

Nếu bạn muốn con mình lớn lên và là một người biết tôn trọng và quan tâm đến người khác, bạn sẽ phải khắc sâu những giá trị này vào chúng ngay từ khi chúng còn nhỏ.

Trẻ bị thiếu hụt yêu thương

Ngoài ra có một kiểu trẻ rất nóng nảy và sẽ tức giận nếu không hài lòng một điều gì đó. Nhưng hoàn toàn không phải do được nuông chiều nên sinh hư, mà xuất phát từ một nguyên nhân khác. Đó chính là "sự bù đắp".

Khái niệm này có nghĩa là, khi một người cực kỳ thiếu một thứ gì đó, anh ta sẽ thu thập rất nhiều theo hướng ngược lại để bù đắp. Một số trẻ em vì bị cha mẹ bỏ rơi về mặt tình cảm từ khi còn nhỏ, thiếu tình yêu thương, sự quan tâm, không thiết lập được mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với cha mẹ nên cảm thấy vô cùng cô đơn và tức giận. Quá sợ bị tước đoạt một lần nữa, chúng trở nên đòi hỏi và kiểm soát để bù đắp cho cảm giác thiếu thốn của mình.

Không giúp con hiểu biết về thế giới bên ngoài

Khi con bạn lớn lên, chúng sẽ tiếp xúc với thế giới bên ngoài gia đình nhiều hơn. Định hướng và cung cấp kiến thức, hiểu biết nhất định về cách tương tác và nhận thức thế giới, bạn có thể giúp con phát triển thành những cá nhân thông minh hơn và cởi mở hơn.

Vì vậy, điều quan trọng là phải có những cuộc trò chuyện xung quanh xã hội bên ngoài, chứ không chỉ là những gì con bạn có thể nhìn thấy trên tin tức, nghe thấy trên TV hoặc đọc trên mạng xã hội.

Không dạy con về sự đồng cảm, lòng trắc ẩn

Khi trẻ lên 8 tuổi, chúng có thể hiểu cảm xúc của một người không chỉ dựa vào những thứ đang diễn ra, mà còn tác động của ngoại cảnh. Đó là lý do ngoài thông tin, tin tức trên truyền hình, mạng xã hội hoặc truyền tai, phụ huynh nên trò chuyện với con mỗi ngày, để chúng hiểu rõ bản chất vấn đề, phân định đúng, sai.

Tận dụng lúc con đang hoàn thiện về tâm lý để giúp trẻ biết quan tâm, hỗ trợ và biết đứng lên bảo vệ người khác thay vì thờ ơ với mọi việc, là điều phụ huynh nên làm.

Nếu chúng ta không muốn con mình phát triển tiêu cực theo cách này, cần thay đổi cách nuôi dạy ngay từ nhỏ.

Trẻ ích kỉ khi lớn lên vì hấp thụ cách nuôi con này của cha mẹ từ nhỏ-2

Nếu bạn muốn con mình lớn lên và là một người biết tôn trọng và quan tâm đến người khác, bạn sẽ phải khắc sâu những giá trị này vào chúng ngay từ khi chúng còn nhỏ. Ảnh minh họa

Vậy làm thế nào để chúng ta dạy con mình vượt qua những gì dường như là khuynh hướng tự nhiên và không ích kỷ bằng cách nghĩ đến người khác trước?

Bắt đầu sớm

Bản năng tự nhiên khiến trẻ suy nghĩ và hành động ích kỷ nên cha mẹ cần điều chỉnh những hành vi này sớm và nhất quán.

Khi con mới chập chững biết đi, những lời giải thích đơn giản như "Con phải chia sẻ và tử tế" hoặc "Con không nên giật đồ chơi của bạn" sẽ có tác dụng.

Thay đổi nhận thức về sự chiếm hữu

Truyền thống và văn hóa lâu đời của chúng ta đã thực hiện một công việc xuất sắc, đó là hướng dẫn các bậc cha mẹ bảo vệ lòng tự trọng của con mình bằng mọi giá.

Nhưng, một trong những hậu quả không lường trước của việc xây dựng hình ảnh bản thân một cách thái quá này là nhiều đứa trẻ đã phát triển ý thức về quyền có được những người bạn phù hợp, trường học phù hợp, quần áo phù hợp, xe ô tô phù hợp.

Hãy lắng nghe những dấu hiệu trong lời nói và hành vi của con và nhắc nhở chúng rằng phần lớn những gì chúng có là một điều may mắn, vì vậy chúng cần chia sẻ với người khác thay vì không ngừng nỗ lực để có thể độc chiếm và tiêu thụ nhiều hơn.

Xây dựng văn hóa chia sẻ trong gia đình

Chia sẻ là một thói quen chúng ta có thể xây dựng trong gia đình mình. Chẳng hạn như chia sẻ bữa ăn cùng nhau, chia sẻ công việc cùng nhau, chia sẻ thời gian để ở bên nhau.

Bố mẹ nên làm gương về lòng vị tha theo cách có ý nghĩa thực tế hàng ngày đối với trẻ. Ví dụ, nếu bố thường đi đổ rác nhưng tuần này bố lại làm việc muộn, mẹ có thể dọn rác cho bố mà không phàn nàn.

Bạn có thể lấy lại ví dụ này khi một đứa trẻ cần giúp đỡ đứa khác làm việc nhà vì các yếu tố bên ngoài. Thông điệp mà chúng ta cần nhắm đến là: những người trong cùng một nhà nên chia sẻ và hỗ trợ lẫn nhau.

Mục tiêu gắn liền với lòng trắc ẩn

Phần lớn cách con cái chúng ta nhìn nhận thế giới đều được học từ cách cha mẹ cư xử với những người và những sự việc trong cuộc sống thường ngày.

Ví dụ, thay vì khuyến khích con theo học ngành y để chúng có thể "trở thành bác sĩ và kiếm nhiều tiền", bạn nên đưa ra một tầm nhìn khác.

Hãy cho con thấy rằng việc đạt được mục tiêu đó sẽ giúp con có khả năng hỗ trợ người khác như thế nào, con sẽ dành thời gian và chuyên môn của mình để giúp đỡ người khác ra sao. Chú ý, luôn trình bày các mục tiêu và ý tưởng cho gia đình bạn theo hướng tập trung vào người khác.

Ca ngợi tấm lòng rộng lượng

Nếu bạn nghĩ những đặc điểm tính cách, chẳng hạn như sự hào phóng và vị tha, cũng quan trọng như thành tích học tập, thì hãy trau dồi cho con ngay từ bây giờ.

Khi bạn quan sát một trong những đứa con của mình làm gương về hành vi vị tha, hãy coi trọng nó như thể con vừa đạt điểm cao trong bài kiểm tra học kỳ.

Đứa trẻ được khen ngợi sẽ được khuyến khích và truyền động lực để tiếp tục làm điều đúng đắn, đồng thời anh chị em ruột của chúng cũng sẽ ngấm được thông điệp tốt đẹp đó.

Theo Gia đình và xã hội

Theo tintuconline.com.vn
https://tintuconline.com.vn/lam-me/tre-ich-ki-khi-lon-len-vi-hap-thu-cach-nuoi-con-nay-cua-cha-me-tu-nho-n-598987.html
Copy Link
https://tintuconline.com.vn/lam-me/tre-ich-ki-khi-lon-len-vi-hap-thu-cach-nuoi-con-nay-cua-cha-me-tu-nho-n-598987.html
Bài liên quan
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Trẻ ích kỉ khi lớn lên vì hấp thụ cách nuôi con này của cha mẹ từ nhỏ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO