Trẻ em ho nên ăn cháo gì? Lưu ý giúp trẻ mau khỏi

12/04/2023 09:34
Đọc bài báo này

Cung cấp bởi  

Logo vbee Image
0:00

Trẻ bị ho thường đau họng, chán ăn, cơ thể mệt mỏi. Chính vì vậy trong giai đoạn này, cha mẹ nên cho trẻ ăn những thực phẩm mềm, dễ nuốt và dễ tiêu hóa như cháo. Vậy trẻ em ho nên ăn cháo gì? Cùng tìm hiểu 9 loại cháo tốt cho trẻ bị ho cùng những lưu ý giúp trẻ nhanh khỏi bệnh trong bài viết sau đây.

Trẻ em ho nên ăn cháo gì là câu hỏi nhiều cha mẹ băn khoăn
Trẻ em ho nên ăn cháo gì là câu hỏi nhiều cha mẹ băn khoăn

1. Cháo tía tô

Tía tô theo y học cổ truyền là loại lá có tính ấm, giúp chữa ho, tiêu đờm và giải cảm rất tốt. Vì vậy, tía tô thường được sử dụng trong các trường hợp chữa ho, kích thích hệ tiêu hóa, cải thiện chứng cảm mạo.

Bên cạnh đó, theo một số nghiên cứu của y học hiện đại, nước sắc của lá tía tô còn giúp kích thích mồ hôi, giải cảm và giảm sốt cho cả người lớn và trẻ nhỏ.

Bạn có thể nấu cháo tía tô để có thể giúp trẻ dễ sử dụng hơn theo cách sau:

Nguyên liệu: 1 nắm lá tía tô, 1 chén gạo.

Cách thực hiện: 

- Bước 1: Rửa sạch lá tía tô rồi cho vào nồi cùng một ít nước. Đun lá tía tô cho đến khi quan sát thấy nước luộc đổi màu thì dừng lại, chắt lấy phần nước cốt.

- Bước 2: Dùng phần nước tía tô mới lọc được để nấu cháo. Cháo nhừ thì mẹ nên nêm nếm lại để trẻ vừa ăn, có thể cho thêm một chút hành lá để tăng hương vị.

Để đem lại hiệu quả chữa ho, bạn cần cho bé ăn cháo tía tô 2 lần/ngày vào buổi sáng và tối. Tốt nhất là nên sử dụng liên tục trong vòng 5 ngày để thấy được hiệu quả một cách rõ rệt.

Cháo tía tô giúp chữa ho, tiêu đờm và giải cảm tốt cho trẻ
Cháo tía tô giúp chữa ho, tiêu đờm và giải cảm tốt cho trẻ

2. Cháo tỏi trẻ bị ho nên ăn

Theo y học cổ truyền, tỏi có vị cay nồng, tính ấm giúp cơ thể đào thải độc tố, tăng cường hệ miễn dịch của bản thân, giúp thân nhiệt tăng lên. Chính vì vậy, tỏi thường được dùng để chữa cảm cúm, sổ mũi, ho.

Ngoài ra, tỏi còn được sử dụng như một bài thuốc chữa ho hiệu quả ở cả người lớn và trẻ nhỏ mang lại hiệu quả tốt nhờ các hoạt chất sau:

- Allicin: Hoạt chất tương tự như kháng sinh tự nhiên có thể ức chế, tiêu diệt vi khuẩn; giúp tăng sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch cho cơ thể, giảm ho, sổ mũi và ngăn ngừa bệnh tái phát.

- Diallyl Sulfide: Đây cũng là chất có tác dụng tương đương như một loại kháng sinh, giúp cơ thể tiêu diệt vi khuẩn và đẩy lùi các tác nhân gây bệnh về tim mạch.

- Ajoene: Một hoạt chất có đặc tính chống oxy hóa cao; có khả năng tạo thành hàng rào, bảo vệ các tế bào tránh khỏi sự xâm nhập của các tác nhân gây ho, sổ mũi, giúp bảo vệ cơ thể trẻ tốt hơn.

Cháo tỏi không chỉ thơm ngon mà còn chứa các hoạt chất giúp cải thiện tình trạng ho, cảm ở trẻ
Cháo tỏi không chỉ thơm ngon mà còn chứa các hoạt chất giúp cải thiện tình trạng ho, cảm ở trẻ

Dưới đây là cách chế biến cháo tỏi đơn giản cho bé mà bạn có thể tham khảo:

Nguyên liệu: 1 củ tỏi, 10g lá chanh, 50g gạo, 100g thịt lợn nạc.

Cách thực hiện:  

- Bước 1: Thịt lợn mua về rửa thật sạch, băm nhỏ rồi xào chín.

- Bước 2: Rửa sạch lá chanh và tỏi, sau đó giã nhuyễn và lọc lấy nước cốt.

- Bước 3: Gạo vo sạch và cho vào phần nước cất vừa lọc được để nấu thành cháo.

- Bước 4: Khi cháo chín, bạn cho phần thịt vào và đảo đều cho đến khi cháo sôi lại lần nữa là có thể tắt bếp.

Bạn nên cho trẻ ăn cháo tỏi vào buổi sáng, nên chia thành nhiều bữa. Tốt nhất là cho trẻ ăn khoảng 4 – 5 ngày để thấy rõ được tác dụng.

3. Cháo hành tây

Theo Đông y, hành tây có tính nóng, giúp chống nhiễm khuẩn, trị ho và hỗ trợ tiêu hóa. Đặc biệt, hành tây có chứa hàm lượng cao hai chất chống oxy hóa là quercetin và flavonoid. Hai chất này đã được chứng minh có khả năng kháng khuẩn, giải cảm, chữa ho và giúp cải thiện một số bệnh lý về đường hô hấp khác.

Chính vì vậy, bạn có thể sử dụng hành tây để nấu cháo cho bé khi bé bị ho, đau rát họng. Điều này vừa giúp bổ sung dinh dưỡng, vừa hỗ trợ điều trị, giúp tình trạng ho của con nhanh khỏi hơn.

Cách chế biến món cháo hành tây cho bé rất đơn giản như sau:

Nguyên liệu: 1 nắm gạo tẻ, 1 củ hành tây.

Cách thực hiện: 

- Bước 1: Vo gạo sạch rồi cho vào nồi nấu thành cháo.

- Bước 2: Hành tây bỏ vỏ, rửa sạch và có thể cắt hình hạt lựu hoặc thái lát mỏng.

- Bước 3: Đợi cho cháo chín, bạn cho hành tây vào, nêm nếm gia vị vừa ăn với bé. Sau đó, chờ cho hành tây chín là có thể cho bé sử dụng.

Cháo hành tây giúp chống nhiễm khuẩn, trị ho và hỗ trợ tiêu hóa cho trẻ
Cháo hành tây giúp chống nhiễm khuẩn, trị ho và hỗ trợ tiêu hóa cho trẻ

Bạn nên cho bé ăn cháo khi còn nóng ấm, mỗi lần chỉ nên ăn một chén nhỏ. Mỗi ngày bạn cho bé ăn từ 2 – 3 chén thì sẽ thấy được hiệu quả nhanh chóng.

4. Cháo nhị bì và cam thảo

Nhị bì và cam thảo là hai loại thảo dược tự nhiên có tác dụng thải độc, thanh nhiệt và trị ho rấ tốt. Chính vì vậy, khi thấy trẻ có tình trạng ho, bạn có thể nấu cháo cùng Nhị bì và Cam thảo cho bé để giúp bé giảm ho, cải thiện sức khỏe.

Cách nấu cháo Nhị bì, Cam thảo cũng rất đơn giản và dễ thực hiện. Bạn có thể chế biến theo cách sau:

Nguyên liệu: 10g địa cốt bì, 10g bạch bì, 3g cam thảo, 1 nắm gạo tẻ hoặc gạo lứt.

Cách thực hiện: 

- Bước 1: Địa cốt bì, cam thảo rửa sạch rồi đem đun cùng với nước trong khoảng 30 phút để lấy nước.

- Bước 2: Sau đó, cho gạo tẻ và gạo lứt đã vo sạch vào lượng nước thu được ở trên để nấu cháo. Khi thấy cháo đã nhừ, bạn nêm nếm gia vị vừa ăn và cho trẻ dùng trong ngày.

Cháo nhị bì và cam thảo là kết hợp hai loại thảo dược tự nhiên có tác dụng thải độc
Cháo nhị bì và cam thảo là kết hợp hai loại thảo dược tự nhiên có tác dụng thải độc

Mỗi bữa, bạn nên cho trẻ ăn một chén cháo nhỏ và duy trì liên tục trong khoảng 5 ngày. Sau 5 ngày, bạn sẽ thấy các triệu chứng ho của trẻ giảm đi đáng kể.

5. Trẻ bị ho nên ăn cháo bí ngô

Bí ngô có chứa hàm lượng muối khoáng, sắt cao cùng các acid hữu cơ. Trong đó acid ascorbic trong bí ngô có tác dụng giải cảm, còn vitamin C thì rất tốt cho sức đề kháng của cơ thể, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch cho trẻ.

Bạn có thể cho trẻ dùng cháo bí ngô để giảm nhanh các triệu chứng ho theo cách sau:

Nguyên liệu: 1 quả bí ngô nhỏ, 500g táo đỏ, 200g đường đỏ.

Cách thực hiện: 

- Bước 1: Bí đỏ mua về gọt sạch vỏ, bỏ hạt, rửa sạch rồi thái miếng.

- Bước 2: Cho bí đỏ, táo đỏ, đường đỏ vào nồi nấu chung cùng với một ít nước và đun trên ngọn lửa nhỏ cho đến khi bí đỏ nhừ. Sau đó, chờ cháo nguội bớt thì múc ra bát cho trẻ ăn dần. Bạn chỉ nên cho bé ăn cháo bí ngô 1 lần/ngày.

Cháo bí ngô rất tốt cho trẻ bị ho
Cháo bí ngô rất tốt cho trẻ bị ho

6. Cháo gà

Cháo gà là một trong những món ăn có tác dụng giải cảm, trị ho rất tốt cho trẻ. Hầu hết các nguyên liệu có trong món cháo này đều có tác dụng kháng viêm, giảm sự chuyển dịch của tế bào miễn dịch, từ đó giúp làm giảm tình trạng tăng tiết dịch nhầy và tốt cho trẻ bị ho.

Sau đây là cách chế biến cháo gà đơn giản mà bạn có thể tham khảo:

Nguyên liệu: 1 miếng thịt gà (tốt nhất bạn nên sử dụng phần thịt ức gà), gạo, một ít hành lá.

Cách thực hiện: 

- Bước 1: Bạn cho một ít nước sôi vào thịt gà để làm sạch thịt. Sau đó, cho gà vào nồi cùng một bát nước, luộc sơ qua và lấy nước để nấu cháo.

- Bước 2: Sau khi luộc, bạn vớt miếng thịt gà ra ngoài và cho gạo vào nồi để nấu cháo.

- Bước 3: Bạn xé sợi phần thịt gà.

- Bước 4: Chờ cháo chín thì bạn cho thịt gà đã xé sợi vào cháo, có thể cho thêm nấm và hành lá rồi nêm nếm cho vừa ăn.

Cháo thịt gà vừa cung cấp dinh dưỡng vừa giúp cải thiện tình trạng ho ở trẻ
Cháo thịt gà vừa cung cấp dinh dưỡng vừa giúp cải thiện tình trạng ho ở trẻ

7. Cháo gừng giúp bé nhanh khỏi ho

Theo Y học cổ truyền, gừng tươi có tác dụng làm ấm phế quản, hạ sốt, giảm tình trạng buồn nôn, sổ mũi và giảm ho. Thành phần quan trọng nhất trong gừng tạo nên các tác dụng này là Gingerol.

Gingerol là hoạt chất có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn và chống oxy hóa mạnh. Đặc biệt chúng có khả năng chống lại virus RSV (Respiratory syncytial virus) hay còn được gọi virus hợp bào hô hấp. Đây là loại virus được cho là nguyên do dẫn tới chứng cảm lạnh, cảm cúm cùng một số tình trạng nhiễm trùng hô hấp khác.

Cách chế biến cháo gừng cũng khá là đơn giản, bạn có thể tham khảo cách nấu cháo gừng để giảm ho cho trẻ như sau:

Nguyên liệu: 1 củ gừng, 5 cây hành lá, 1 thìa giấm gạo, 1 nắm gạo vừa.

Cách thực hiện:

- Bước 1: Rửa sạch gừng và hành lá, sau đó thái nhỏ.

- Bước 2: Vo sạch gạo và đổ nước vào nấu thành cháo. Khi thấy cháo sôi thì cho gừng, hành đã chuẩn bị và dấm vào đun tiếp trong 10 phút là cho bé ăn được.

Cháo gừng có tác dụng giải cảm, trị ho tốt cho trẻ
Cháo gừng có tác dụng giải cảm, trị ho tốt cho trẻ

8. Cháo bột yến mạch

Bột yến mạch là thực phẩm giàu chất xơ hòa tan và protein, giúp loại bỏ các cholesterol xấu (LDL) của cơ thể và bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho trẻ. Bên cạnh đó, cháo bột yến mạch cũng là một món ăn mềm, dễ nuốt, hạn chế được cảm giác đau rát ở cổ họng cho bé.

Dưới đây là cách thực hiện nấu cháo bột yến mạch mà bạn có thể tham khảo:

Nguyên liệu: 50g yến mạch, 50g thịt nạc xay nhuyễn.

Cách thực hiện:

- Bước 1: Bạn cho yến mạch cùng nước vào nồi và đun sôi.

- Bước 2: Sau khi cháo sôi, bạn vặn lửa vừa và đun thêm khoảng 5 – 10 phút cho tới khi yến mạch chín và đặc lại.

- Bước 3: Cho thịt băm vào nồi cháo yến mạch, khuấy đều và nêm nếm lại gia vị cho bé vừa ăn.

Cháo yến mạch thơm ngon bổ dưỡng vừa giúp bé dễ ăn hơn, vừa tăng sức đề kháng cho trẻ bị ho
Cháo yến mạch thơm ngon bổ dưỡng vừa giúp bé dễ ăn hơn, vừa tăng sức đề kháng cho trẻ bị ho

9. Trẻ bị ho nên ăn cháo rau củ

Các loại rau củ như cà rốt, cà chua, rau cải, đậu hà lan… được kết hợp nấu với gạo và thịt tạo nên món cháo vừa giàu dinh dưỡng, chứa nhiều chất xơ, vitamin, vừa có tác dụng giải cảm, trị ho cho trẻ.

Đặc biệt, trong cà chua, cà rốt có chứa rất nhiều vitamin A và C.  2 loại vitamin này còn có khả năng làm dịu mát họng, tăng sức đề kháng giúp trẻ cải thiện các tình trạng như ho, đau họng đang gặp phải. Tùy vào sở thích của trẻ mà mẹ lựa chọn các loại rau củ khác nhau để nấu cháo cho con

Cháo rau củ giàu dinh dưỡng, chứa nhiều chất xơ, vitamin
Cháo rau củ giàu dinh dưỡng, chứa nhiều chất xơ, vitamin

10. Lưu ý giúp trẻ mau khỏi bệnh ho

Để giúp trẻ nhanh chóng cải thiện triệu chứng ho và tăng cường sức đề kháng, bạn nên lưu ý những điểm sau:

- Bổ sung các thực phẩm giàu Vitamin A, kẽm và sắt như thịt bò, thịt gà, trứng, các loại rau xanh, đỏ nhằm tăng cường sức đề kháng cho trẻ.

- Các món ăn cần đủ các nhóm chất như: tinh bột, chất béo, đạm, rau,… nhằm bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, giúp bé mau chóng hồi phục.

- Vệ sinh mũi, họng cho trẻ thường xuyên nhằm loại bỏ các vi khuẩn, virus cùng các dịch nhầy có trong mũi, hạn chế tình trạng dịch nhầy chảy xuống họng và gây ho nặng hơn.

- Không cho trẻ bị ho ăn thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ hay có mùi tanh, vì chúng rất dễ khiến bé bị khó chịu, nôn trớ và làm tình trạng bệnh của bé trở nên nghiêm trọng hơn.

- Đưa bé đi khám bác sĩ nếu tình trạng ho của bé kéo dài và không đáp ứng với các phương pháp điều trị. Cha mẹ cần chú ý theo dõi tình trạng ho của bé để biết được tình trạng có cải thiện sau khi sử dụng các biện pháp giảm ho hay không.

- Sử dụng siro ho có chiết xuất từ thảo dược tự nhiên hỗ trợ điều trị ho cho trẻ và ít tác dụng phụ. Bạn có thể tham khảo siro ho Prospan – sản phẩm thuốc ho thảo dược chiếm thị phần số 1 tại CHLB Đức do công ty Engelhard Arzneimittel sản xuất, với thành phần là cao khô lá thường xuân (dược liệu được thu hái theo quy trình GACP).

Ba mẹ cần có chế độ chăm sóc đúng cách để giúp bé nhanh khỏi ho
Ba mẹ cần có chế độ chăm sóc đúng cách để giúp bé nhanh khỏi ho
Bài liên quan
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Trẻ em ho nên ăn cháo gì? Lưu ý giúp trẻ mau khỏi
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO