Trẻ em có trí tuệ cảm xúc thấp có 2 đặc điểm rõ ràng này, việc sửa chữa sau 6 tuổi đã quá muộn

28/02/2024 07:44

Trên thực tế, chỉ số IQ giữa con người không có nhiều sự khác biệt, yếu tố thực sự quyết định thành bại chính là trí tuệ cảm xúc.

Trí tuệ cảm xúc (EQ) được định nghĩa là khả năng thể hiện và quản lý cảm xúc một cách thích hợp, đồng thời tôn trọng cảm xúc của người khác. Đó là tập hợp các kỹ năng mà trẻ em có thể bắt đầu học ở mọi lứa tuổi.

Trên thực tế, chỉ số IQ giữa con người không có nhiều sự khác biệt, hầu hết yếu tố thực sự quyết định thành bại chính là trí tuệ cảm xúc. EQ thời thơ ấu có liên quan đến mức độ thành công khi trưởng thành. Một nghiên cứu kéo dài 19 năm được công bố trên tạp chí Y tế Công cộng Mỹ cho thấy, các kỹ năng xã hội và cảm xúc của một đứa trẻ ở trường mẫu giáo có thể dự đoán sự thành công của chúng trong tương lai. Những bé có thể chia sẻ, hợp tác và làm theo chỉ dẫn ở tuổi lên 5 có nhiều khả năng tốt nghiệp đại học và có cơ hội việc làm tốt vào năm 25 tuổi.

Trẻ em có trí tuệ cảm xúc thấp có 2 đặc điểm rõ ràng này, việc sửa chữa sau 6 tuổi đã quá muộn-1
Ảnh minh họa

3-6 là giai đoạn quan trọng trong sự phát triển nhân cách của trẻ, vì vậy, là cha mẹ, chúng ta phải đặc biệt chú ý đến độ tuổi này. Nếu trẻ có hai đặc điểm sau đây thường là dấu hiệu của trí tuệ cảm xúc thấp, cha mẹ nên khắc phục kịp thời.

01. Thích tìm lý do bào chữa cho hành động của mình

Một cư dân mạng kể: "Cháu gái tôi năm nay vào năm 2 trung học cơ sở. Cháu luôn học giỏi và được thầy cô giáo quý mến. Tôi nhớ hồi học lớp một, cháu thường làm bài tập về nhà rất tốt nhưng đến kỳ thi thì toàn điểm thấp.

Cháu luôn nói: "Vì con quá lo lắng trong các kỳ thi, hoặc giáo viên đưa sai câu hỏi cho con!". Mẹ tôi cũng giúp cháu tìm cớ đổ lỗi. Sau đó tôi nói chuyện video với mẹ lúc bà đang dạy cháu học bài, tình cờ phát hiện cháu sau khi làm xong bài tập về nhà không quan tâm kết quả, bỏ đi ngủ trong khi mẹ tôi kiểm tra và sửa lỗi. Cuối cùng tôi cũng tìm ra vấn đề. Lý do cháu thi không tốt không phải vì thầy ra đề sai mà là vì quá chủ quan. Sau đó, cháu được yêu cầu tự mình kiểm tra bài tập về nhà trước, người lớn sẽ coi bài lại lần cuối, giải thích những gì cháu chưa hiểu. Từ đó mỗi học kỳ, cháu đều nhận được học bổng".

Trên thực tế, nhiều bậc cha mẹ thích tìm lý do cho hành vi của con mình. Chuyện này bắt đầu từ khi trẻ mới tập đi, nếu chẳng may bị ngã thì sẽ do cái bàn, cái ghế. Khi trẻ lớn lên, nếu con vẫn thích tìm lý do đổ lỗi thì cha mẹ không nên cho rằng điều này là dễ thương, mà thực chất đây là biểu hiện của việc né tránh, không dám đối mặt với lỗi lầm, hành vi của mình.

Là cha mẹ, khi con cư xử như vậy, bạn phải giúp con mình sửa sai. Cha mẹ nên nói với con rằng: Để đạt được điều gì đó, con cần phải bỏ ra công sức, thời gian và sức lực. Thành công sẽ không xảy ra một cách tình cờ. Nếu làm không tốt điều gì đó, đừng đưa ra lý do đổ lỗi mà hãy phân tích những gì đã xảy ra.

Quá trình này rất khó khăn, không chỉ giúp con nhìn nhận lại vấn đề mà còn kiểm tra tính kiên nhẫn của cha mẹ. Dù ban đầu có vất vả nhưng một khi hình thành được thói quen tốt như vậy sẽ mang lại lợi ích cho con bạn trong suốt cuộc đời.

02. Ích kỷ và không biết chia sẻ

Chúng ta thấy hầu hết trẻ em đều cư xử rất "ích kỷ" và thích chơi một mình hơn là chia sẻ đồ chơi với bạn. Nhiều người cho rằng, ép con chia sẻ là hại con, khiến con nhận phần thiệt về mình. Điều này không hẳn là sai. Nhưng nếu cha mẹ chỉ chú trọng đến chuyện bảo vệ quyền lợi của con, họ sẽ dễ hình thành tính ích kỷ ở con cái.

Có tin tức thế này: Một cậu bé sau khi tốt nghiệp làm một công việc lương thấp, mức lương chỉ đủ trang trải chi phí của bản thân. Khi đến tuổi kết hôn, cậu ép mẹ mua nhà, xong lại đòi mua ô tô, khiến tiền tiết kiệm của mẹ cậu cạn sạch.

Khi sắp cưới, đối phương đòi hồi môn cao nên chàng trai lại bắt mẹ chạy vạy. Lúc này người mẹ không còn nơi nào để vay tiền nên đành phải nói với con trai: "Mẹ thực sự không có tiền, nếu con ép mẹ lần nữa, mẹ sẽ không còn cách nào khác là phải nhảy khỏi đây cho xong!". Đứa con ích kỷ đáp: Vậy thì nhảy đi! Người mẹ đau lòng đã kết thúc cuộc đời mình đầy cay đắng như thế.

Nhiều cha mẹ nuông chiều con vô lối và hy sinh cho con quá nhiều, điều này sẽ dẫn đến tính ích kỷ ở con cái. Trẻ sẽ nghĩ: Mình là trung tâm của gia đình này, còn cha mẹ thì xoay quanh mình.

Về cơ bản chúng ta có thể thỏa mãn con cái khi chúng còn nhỏ, nhưng đừng quên rằng khi trẻ lớn lên và những ham muốn của chúng ngày càng lớn, cha mẹ chưa chắc có thể thỏa mãn được sau này.

Vì vậy, chúng ta không nên luôn ép trẻ chia sẻ đồ chơi của mình, khiến con không biết tự bảo vệ mình. Nhưng cha mẹ cũng đừng quên hướng dẫn trẻ chia sẻ đồ của mình một cách đúng đắn.

Nếu muốn trẻ học cách chia sẻ, cha mẹ có thể bắt đầu từ 2 khía cạnh sau:

Thứ nhất, dẫn dắt bằng ví dụ. Cha mẹ thích chia sẻ và làm gương cho con cái, trẻ sẽ thích chia sẻ nếu chúng noi gương.

Thứ hai, hãy để trẻ thấy được lợi ích của việc chia sẻ. Ví dụ, để đứa trẻ hiểu rằng chia sẻ sẽ gặt hái được lòng biết ơn và sự đáp trả của người khác, và cũng sẽ gặt hái được những gì người khác chia sẻ. Trẻ thấy kết quả của việc chia sẻ không bị mất đi mà sẽ được nhiều hơn, và tự nhiên sẽ sẵn sàng chia sẻ.

Hãy khen ngợi khi trẻ chia sẻ với người khác, cho dù cử chỉ đó nhỏ đến đâu. Phụ huynh có thể khen ngợi trẻ vì nghĩ đến người khác, hay cho cha mẹ một viên kẹo, hoặc tặng một món đồ chơi yêu quý cho em. Điều này góp phần nâng cao kỹ năng sống cho trẻ. Những lời khen ngợi đơn giản này sẽ có hiệu quả trong việc thúc đẩy chia sẻ hơn là khiển trách mỗi khi trẻ không làm được.

Theo Phụ nữ mới

Bài liên quan
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Trẻ em có trí tuệ cảm xúc thấp có 2 đặc điểm rõ ràng này, việc sửa chữa sau 6 tuổi đã quá muộn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO