Trẻ em bị vẹo cột sống ngày càng nhiều vì cha mẹ chủ quan

ANH ĐÀO| 10/10/2022 17:54

Vẹo cột sống là một trong những bệnh phổ biến hiện nay, đặc biệt là trẻ nhỏ, tuy nhiên nhiều cha mẹ thường chủ quan, không để ý đến trẻ nhỏ dẫn đến trẻ nhập viện điều trị thì đã muộn.

veo-cot-song-bam-sinh.jpeg
Cha mẹ không để ý trẻ rất dễ bị vẹo cột sống - Ảnh: Internet

Nhiều bệnh nhi nhỏ tuổi bị vẹo cột sống

Mới đây, Bệnh viện Hữu nghị Việt  Đức cho biết đã tiếp nhận điều trị cho nhiều trường hợp trẻ bị vẹo cột sống. Điển hình như bệnh nhi T.T. (15 tuổi, ở tỉnh Lạng Sơn) sinh ra hoàn toàn bình thường nhưng đến năm học lớp 8, nữ sinh này có biểu hiện mệt mỏi, gù một bên bả vai.

Khoảng một năm sau đó, tình trạng của T. càng nặng hơn, cột sống cong vẹo hơn, thậm chí ngay cả việc nằm ngủ cũng trở nên khó khăn hơn bình thường. Đến tháng 7/2021, T. được các bác sĩ phẫu thuật cột sống.

Gần một năm sau phẫu thuật, T. đã đến bệnh viện để tái khám định kỳ. Dù vẫn còn phải đeo nẹp phục hồi chức năng nhưng em đã có thể đứng thẳng, hai vai cân bằng hơn, việc vận động cũng dễ dàng hơn trước. Đặc biệt, sau mổ, T. đã cao thêm được hơn 10cm và tăng thêm 9kg cân nặng.

Trường hợp khác là một bệnh nhi 12 tuổi vào khám tại phòng khám ngoại thần kinh Bệnh viện Đại học Y dược Huế vì mẹ bé cảm thấy lưng con mình hơi vẹo khi đứng và ngồi học bài.

Khi các bác sĩ thăm khám thì thấy cột sống của em có di chứng tổn thương với đầu xu hướng nghiêng về bên phải, bả vai hai bên chênh lệch.

Bệnh nhi được chẩn đoán vẹo cột sống ở mức độ nhẹ. Hiện tại tình trạng cong vẹo cột sống ở  mức độ nhẹ nên được hướng dẫn theo dõi 4-6 tháng/ lần trong suốt tuổi vị thành niên.

Bệnh nhi được chuyển khoa phục hồi chức năng để được tư vấn các bài tập vật lý trị liệu dành riêng cho chứng vẹo cột sống, cũng như theo dõi và có chủ định mang áo nẹp nếu có triệu chứng tăng mức độ vẹo cột sống.

tre-gu-veo-cot-song-3-1654499589178131771626.jpeg
Các bác sĩ đang điều trị cho trẻ bị vẹo cột sống - Ảnh: BVCC

Phát hiện muộn vì cha mẹ không để ý 

PGS Đinh Ngọc Sơn - trưởng khoa phẫu thuật cột sống, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức - cho biết gù vẹo cột sống là căn bệnh khá phổ biến hiện nay. Số trẻ em bị bệnh chiếm từ 0,5 đến 1% dân số.

Có 3 nhóm nguyên nhân lớn gây bệnh vẹo cột sống trẻ em là tự phát, không có nguyên nhân rõ ràng, thường xuất hiện khi trẻ bắt đầu bước vào giai đoạn dậy thì, nhóm 2 là trẻ mắc các dị tật bẩm sinh của cột sống như tật nửa thân đốt sống, dính đốt sống... gây nên vẹo cột sống và nhóm 3 là tư thế như ngồi học không đúng, mang vác quá nặng, hoặc kích thước bàn ghế học không phù hợp với lứa tuổi, do bệnh còi xương, suy dinh dưỡng, chấn thương do tai nạn...

Theo bác sĩ Ngọc Sơn nguyên nhân gây bệnh là do có đến 80 - 85% trường hợp bị gù, vẹo cột sống không rõ nguyên nhân, một số bị bệnh bẩm sinh, hoặc mắc bệnh khác liên quan tới thần kinh - cơ. Bên cạnh đó, nhiều trường hợp khác bị vẹo cột sống do ngồi sai tư thế lâu ngày.

“Vẹo cột sống nặng ảnh hưởng đến sự phát triển của các cơ quan trong cơ thể, như gây ra tình trạng chèn ép, không đủ phế nang phổi gây khó thở, sau đó ảnh hưởng tim, hệ tiêu hóa, tuần hoàn, chèn ép gan, lách...

Chính vì vậy, người thân cần theo dõi sát trẻ, phát hiện bệnh vẹo cột sống càng sớm càng tốt. Việc phát hiện sớm, can thiệp kịp thời, phục hồi chức năng và điều trị kịp thời gù vẹo cột sống có ý nghĩa vô cùng quan trọng, góp phần ngăn chặn và giảm thiểu những biến chứng trầm trọng nêu trên”, bác sĩ Sơn nhấn mạnh.

Cũng theo bác sĩ Sơn một thách thức to lớn khác là vẹo cột sống ở trẻ nhỏ thì việc phẫu thuật lại vô cùng khó khăn do đặc điểm giải phẫu sinh lý của trẻ là cột sống còn đang tiếp tục phát triển. Thông thường, phụ huynh phát hiện khi cho con tắm hoặc đi bơi.

Nhiều trường hợp trẻ cong vẹo cột sống song không được phát hiện, nhất là vào mùa đông khi trẻ mặc nhiều quần áo. Biểu hiện vẹo cột sống dễ nhận biết là sự mất cân đối của 2 bên cơ thể như vai, hông, hai tay, vai bên cao bên thấp, khi đứng thẳng tay chân không đều.

Do đó, bố mẹ cần theo dõi sát và phát hiện những bất thường về cột sống ở trẻ để có can thiệp kịp thời. Trẻ trong độ tuổi trưởng thành cần bổ sung dinh dưỡng

Bài liên quan
  • "Nghề nghiệp vẫn là thứ tôi say mê"
    Thật ra mọi người mới nhìn duy nhất ở khía cạnh chức vụ, nhưng con người còn nhiều thứ khác, về lâu dài gia đình mới là chính chứ đâu phải vị trí viện trưởng. Tôi cũng đã 58 tuổi, dừng lại để quay lại cuộc sống của một bác sĩ điều trị càng sớm càng tốt vì nghề nghiệp vẫn là thứ tôi say mê, sợ để dài quá thì sau này không quay lại kịp nữa" - TS-BS Bạch Quốc Khánh - nguyên Viện trưởng Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương (Viện HHTM) tâm sự về quyết định xin thôi tái bổ nhiệm.
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Trẻ em bị vẹo cột sống ngày càng nhiều vì cha mẹ chủ quan
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO